Canon bị phạt 5,6 triệu USD tại Mỹ

Cách đây 2 năm, Canon bị một công ty công nghệ nhỏ của Mỹ đang thua lỗ kiện về vấn đề sử dụng bằng sáng chế. Vụ kiện này đã khiến người khổng lồ điện tử này phải móc hầu bao bồi thường 5,6 triệu USD.

Theo các luật sư, vụ kiện này đã làm Canon mất giấy phép bản quyền (license), một hợp đồng mới ký với công ty Nano-Proprietary ở Texas có thể đáng giá nhiều triệu USD.

Tuần trước lại một tòa án của Mỹ xử Canon thua kiện, với phán quyết là công ty đã vi phạm hợp đồng với Nano-Proprietary khi trao đổi công nghệ màn hình phẳng với Toshiba. Phán quyết này là sự thất bại lớn và đáng hổ thẹn đối với Canon, công ty hiện đang sở hữu bằng phát minh sáng chế lớn thứ 3 tại Mỹ.

Peter Godwin, luật sư công ty luật Herbert Smith tại Tokyo (Nhật Bản) nhật xét: “đó là điều ngạc nhiên mà Canon đã phạm phải, hãng đã thử và mất license! Sự ngạo mạn của Canon đã khiến hãng lâm vào tình huống mạo hiểm, lẽ ra hãng nên dàn xếp ổn thỏa vụ này”.

Năm 2004 khi Canon và Toshiba liên doanh thành lập một công ty chuyên sản xuất màn hình tấm lớn để phục vụ cho công nghệ TV màn hình lớn vào dịp Olympics Bắc Kinh 2008.

Hiện Canon đang phải xem xét lại các kế hoạch của mình. Cụ thể là các sản phẩm TV mới, những sản phẩm dự kiến ra đời vào quí 4 năm 2007.

Nano-Proprietary kiện Canon xuất phát từ việc hãng cho rằng Canon đã phá vỡ cam kết về license khi hãng chia sẻ công nghệ với Toshiba và các công ty Nhật Bản khác. Với phán quyết này, sẽ tổn hại đáng kể đến liên doanh của Sony và Toshiba trong hai năm tới đây.

Trước đây, thỏa thuận của license của Canon với Nano-Proprietary chỉ cho phép hai hãng cùng sử dụng phát minh. Nhưng vấn đề nảy sinh do trong liên doanh sản xuất màn hình tấm lớn, Canon và Toshiba lại có thỏa thuận chia sẻ các phát minh mà hai hãng hiện sở hữu.

Nano-Proprietary muốn dàn xếp với Toshiba để có thể có được thỏa thuận riêng biệt. Theo đó, Nano-Proprietary sẽ thu lợi như thỏa thuận đã từng ký với Canon.

Về phần mình, Canon trấn an đối tác Toshiba chớ nên lo lắng với các thông tin đến từ Nano-Proprietary.

Người phát ngôn của liên doanh Canon và Toshiba cho biết các luật sư của hãng đang tiến hành các thủ tục pháp lý. Về phía Nano-Proprietary, hãng cho biết đang tranh biện vấn đề này với Canon và Toshiba.

Tuần trước, cổ phiếu của Nano-Proprietary tăng 17% bởi những hy vọng hãng sẽ kiếm được nhiều hơn từ những bằng sáng chế của mình. Nano-Proprietary hiện đang sở hữu 200 bằng sáng chế về ống nano carbon chuyên dùng trong công nghiệp chế tạo TV. Đặc biệt công nghệ ống nano carbon ánh sáng đen dùng trong việc chế tạo màn hình LCD.

Theo thoả thuận trước đây Nano-Proprietary cấp licese cho Canon sử dụng công nghệ màn hình surface (SED), công nghệ này cho hình ảnh sáng hơn trên màn hình LSD khổ lớn và tiêu thụ ít điện năng hơn trên màn hình Plasma.

Canon, công ty số một thế giới về camera và máy photocopy hy vọng với sản phẩm TV màn hình phẳng cỡ lớn công nghệ SED sẽ làm tăng vọt doanh số của hãng trong thị trường TV màn hình lớn trị giá 84 tỷ USD .

Tách biệt với vụ này, Nano-Proprietary nói hãng đang đàm phán với các hãng điện tử khác về các bằng sáng chế mà Nano-Proprietary đang nắm tạu như công nghệ ông nano ánh sang đen dùng trong công nghệ chế tạo màn hình LCD.

Đầu tuần này, giới truyền thông đã loan tin, Samsung đang đánh tiếng với Nano-Proprietary về công nghệ SED cho màn hình cỡ lớn của họ.

Người phát ngôn của Samsung cho biết: hãng đã tính đến công nghệ SED nhưng công ty cũng tính đến các yếu tố từ thị trường.

William Spina người phát ngôn của Nano-Proprietary thì thông báo: "hãng sẵn sàng “nói chuyện” với bất cứ ai quan tâm đến công nghệ này miễn là họ tôn trọng bản quyền của chúng tôi”.

Nguyên Vũ

Theo Reuters, VTC
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video