Canon vừa tuyên bố sẽ mua lại dự án liên doanh sản xuất màn hình phẳng của Toshiba nhằm giải quyết một tranh chấp về bằng sáng chế với hãng Nano-Proprietary Inc. tại Mỹ.
Canon sẽ sở hữu bộ phận được Toshiba thành lập từ năm 2004 này để phát triển loại màn hình TV SED (Màn hình phát điện từ dẫn trên bề mặt - surface-conduction electron-emitter display), nhằm cạnh tranh với các hãng điện tử gia dụng khổng lồ như Samsung Electronics và Matsushita Electric Industrial Co. Ltd.
Hành động này là nhằm xoa dịu hãng Nano-Proprietary có trụ sở tại Texas. Công ty này đã đệ đơn kiện Canon vi phạm thoả thuận năm 1999 về bản quyền công nghệ với Canon. Toshiba đóng góp 50% trong công ty liên doanh sản xuất màn hình với Canon mang tên SED Ltd.
Chủ tịch tập đoàn Canon Fujio Mitarai (bên trái) và Chủ tịch tập đoàn Toshiba Tadashi Okamura. Ảnh: Reuters. |
Màn hình TV SED sẽ mang lại hình ảnh tươi sáng hơn và tiêu thụ ít năng lượng hơn các màn hình TV phẳng hiện nay như LCD và plasma. Tuy nhiên, các chuyên gia công nghệ dự đoán sản phẩm này có thể phải đương đầu với sức ép cạnh tranh về giá.
"Chúng tôi không trông chờ nhiều vào việc SED có thể vượt qua TV LCD và plasma" Ryohei Katsura, một chuyên gia phân tích của Mizuho Securities Co., nhận xét trong công bố đầu tháng này.
Ngoài ra, Canon cho biết kế hoạch xây dựng 1 nhà máy với kinh phí 180 tỉ yen (1,49 tỷ USD) năm nay trong lĩnh vực thuộc sở hữu của Toshiba ở Himeji, phía tây Nhật Bản để sản xuất hàng loạt loại màn hình này đang được xem xét lại.
Canon và Toshiba đã trì hoãn tung ra TV SED từ cuối tháng 3 năm ngoái đến quý 4 năm 2007 để mang lại mức giá cả cạnh tranh hơn và làm hạ nhiệt cuộc chiến giá đang quá cao. "Không có một kế hoạch sản xuất lớn đại trà mới", Canon có thể phải ''xem xét lại mức độ tăng trưởng để thay thế SED" ông Katsura cho biết.
Canon, hãng sắp công bố lợi nhuận năm thứ 7 liên tiếp đạt mức kỷ lục bằng kết quả kinh doanh quý 4 vào cuối tháng này, cho biết lợi nhuận ròng của công ty tăng gấp đôi nhờ lượng máy in và máy photo copy tiêu thụ mạnh.
Canon cho biết họ sẽ sản xuất màn hình này với số lượng nhỏ hơn khả năng có thể để tung ra thị trường Nhật Bản, thị trường hãng vẫn để kế hoạch phát hành vào quý 4 như dự kiến.
Mặc dù sau thương vụ mua lại toàn bộ SED ltd. trên, Toshiba không còn bỏ vốn vào liên doanh, nhưng hãng sẽ mua màn hình từ Canon và bán TV SED dưới nhãn hiệu Toshiba trong khi Canon tự sản xuất TV riêng. Một số nhà phân tích cho rằng việc thay đổi kế hoạch kinh doanh này sẽ mang lại lợi ích cho cổ đông của Canon.
Ph.Thuý