Câu chuyện bi thảm phía sau cô gái được hôn nhiều nhất thế giới

Không ai biết cô gái tên là gì. Mọi người đều không rõ tuổi tác và hoàn cảnh cũng như cuộc đời đã đưa cô tới Paris thế nào để rồi chết đuối ở sông Seine.


Cô gái vô danh được cho là mới 16 tuổi khi qua đời. (Ảnh: Sciencealert).

Tuy nhiên, khi cơ thể vô hồn của cô được kéo lên từ dưới sông vào cuối thế kỷ 19, cô gái mãi mãi được biết đến với cái tên "Người phụ nữ vô danh của sông Seine" đã bắt đầu một câu chuyện mới đáng kinh ngạc.

Chương thứ hai kỳ lạ của câu chuyện, phần siêu thực mà không ai có thể đoán trước, đó là cô gái cuối cùng đã giúp cứu sống hàng triệu người. Theo Sciencealert, chính xác điều gì đã xảy ra với "Người phụ nữ vô danh của sông Seine" cả trước và sau vụ chết đuối định mệnh vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. Tuy nhiên, những thông tin dưới đây là phiên bản phổ biến nhất của một câu chuyện có lẽ đã hơn 150 năm tuổi.

Cô gái vô danh được cho là mới 16 tuổi khi qua đời. Không ai biết chắc chắn nhưng không có dấu vết bạo lực nào trên cơ thể cô và đó là lý do mà mọi người cho rằng cô gái đã tự sát. Sau khi được đưa lên bờ, cô được chuyển tới nhà xác Paris và trưng bày trước công chúng cùng với thi thể của những người khác chưa rõ danh tính nhằm mục đích nhận dạng.


Vẻ ngoài thanh thản của cô gái vô danh cũng khiến mọi người phải ngoái nhìn.

Ngay cả khi đã qua đời, vẻ ngoài thanh thản của cô gái vô danh cũng khiến mọi người phải ngoái nhìn. Một nghệ sĩ đã bị thu hút tới mức quyết định làm ra những chiếc mặt nạ từ khuôn mặt của cô và bán khắp Paris. Chiếc mặt nạ mê hoặc, bắt chước dáng vẻ của cô gái mà triết gia Albert Camus mô tả là "Mona Lisa chết đuối", đã trở thành một biểu tượng văn hóa.

Sự phổ biến của chiếc mặt nạ đã được nâng lên tầm cao mới với sự trợ giúp của Asmund Laerdal, một nhà sản xuất đồ chơi ở Na Uy. Công ty của ông Laerdal thành lập sau Thế chiến 2, ban đầu chuyên in sách và lịch của trẻ em cũng như làm ra các món đồ chơi nhỏ bằng gỗ. Sau đó, Laerdal bắt đầu thử nghiệm sản xuất đồ chơi bằng nhựa để làm cho những món đồ có vẻ chân thực và tự nhiên hơn.

Bằng cách sử dụng vật liệu mềm, dễ uốn, ông đã tạo ra một trong những món đồ chơi nổi tiếng nhất của mình: Búp bê Anne.

Một ngày nọ, cậu con trai 2 tuổi của Laerdal là Tore, suýt chết đuối. May mắn thay, cha ông đã tới kịp và kéo cậu bé từ dưới nước lên, ép nước khỏi đường thở. Ngay sau đó, một nhóm bác sĩ gây mê đã tiếp cận Laerdal và đặt hàng làm một con búp bê dùng để thực hành kỹ thuật hồi sức tim phổi (CPR) mới được phát triển.


Búp bê cpr được làm với khuôn mặt người phụ nữ vô danh của sông Seine.

Với một người làm đồ chơi đã quen với việc sản xuất ô tô thu nhỏ và búp bê đồ chơi, việc tạo ra một ma-nơ-canh giống như thật, có thể dùng để thực hiện kỹ thuật CPR là một thách thức. Ngoài yếu tố kỹ thuật, Laerdal còn cho rằng búp bê cũng cần một khuôn mặt đẹp.

Đó là lúc nhà sản xuất này nhớ lại nụ cười nửa miệng kỳ lạ và bí ẩn, về chiếc mặt nạ "Người phụ nữ vô danh". Laerdal quyết định làm một con ma-nơ-canh có kích cỡ như người thật mang tên Anne nhưng có khuôn mặt của "Người phụ nữ vô danh của sông Seine". Ông cho rằng ma-nơ-canh phải là nữ vì đàn ông sẽ không muốn thực hành hô hấp nhân tạo trên môi búp bê nam.

Kể từ khi xuất hiện vào những năm 1960, ma-nơ-canh mang tên "Cứu Anne" không phải là con búp bê CPR duy nhất trên thị trường nhưng đó là mẫu đầu tiên và thành công nhất từ trước tới nay.

Búp bê này đã giúp hàng trăm triệu người tìm hiểu những kiến thức cơ bản về cách thực hiện hồi sức tim phổi để cứu người. Và đó cũng là lý do tại sao "người phụ nữ vô danh của sông Seine" trở thành người phụ nữ được hôn nhiều nhất thế giới.

Cập nhật: 17/07/2024 vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video