Mới đây, một phi hành gia người Anh đã chia sẽ những gì anh phải trải qua để được làm nhiệm vụ trên trạm ISS. Trong số đó, có một câu đố tương đối thú vị.
Khi còn nhỏ, chẳng ít người trong chúng ta ao ước được trở thành một phi hành gia thực thụ. Chúng ta muốn tiếp bước những người đi trước, tiến vào những khoảng không đen tối của vũ trụ, và khám phá những bí ẩn vượt xa trí tưởng tượng của con người.
Nhưng để làm được chuyện đó thì không đơn giản. Không chỉ cần đến sức khỏe và các kiến thức khoa học tự nhiên, mà còn cả khả năng tư duy logic nhanh trong mọi hoàn cảnh. Và để kiểm chứng chuyện đó, các phi hành gia trước khi đi vào vũ trụ sẽ phải thực hiện các bài test khác nhau.
Dưới đây là một trong số những câu hỏi như thế. Đó là câu hỏi Team Peake - một phi hành gia người Anh phải trả lời trước khi dành tới gần 186 ngày sinh sống trên trạm vũ trụ quốc tế ISS.
Một câu hỏi mang tầm vóc... phi hành gia. Vậy bạn có làm được không, hãy thử kiểm chứng nhé.
Câu hỏi như sau
Tưởng tượng bạn có một khối lập phương, có thể lật sang trái, sang phải, lật về phía trước (về phía bạn) hoặc lật về sau (xa bạn hơn). Dưới đáy của khối lập phương là một dấu chấm.
Giờ tưởng tượng trong đầu, hãy lăn khối hộp như sau: trước, trái, trái, trước, phải, sau, phải.
Giờ thì dấu chấm nằm ở đâu?
Câu đố dành cho các phi hành gia.
Câu đố mới được đăng gần đây trên fanpage gần 700.000 người theo dõi của Peake, và nó thu hút rất nhiều tranh luận. Có người giải được rất nhanh, nhưng cũng không nhiều người giải đúng.
Còn bạn thì sao? Nếu không giải được, hãy xem đáp án bên dưới nhé.
Đáp án
"Tưởng tượng ra khối hộp nằm trên lòng bàn tay và bắt đầu xoay nó" - đó là cách một người dùng Facebook chia sẻ để giải đáp câu đố này.
Và đáp án được đưa ra là: dấu chấm vẫn ở dưới đáy khối hộp.
Tuy vậy, cũng có ý kiến khác về cách giải. Có người cho rằng nếu nhìn từ góc độ triết học, dấu chấm ngay từ đầu đã được mặc định ở dưới đáy khối hộp, thì nó sẽ luôn nằm ở đó, dù khối hộp có lăn đi đâu đi chăng nữa. Và 1 điều quan trọng là tốc độ mà bạn giải được câu này, bạn đã mất bao nhiêu giây vậy?