Chân tay giả thời công nghệ cao

Với sự hỗ trợ của công nghệ cao, các bộ phận chân tay giả dành cho người khuyết tật hiện nay ngày càng thông minh, nhiều tiện ích hơn với kích thước và khối lượng nhỏ gọn, giúp người khuyết tật dễ dàng hòa nhập cộng đồng.

Được đánh giá khá cao trong thời gian gần đây là chân giả Proprio của Trường đại học Johns Hopkins. Thiết bị này sử dụng các cảm biến, các bộ vi xử lý và điều khiển theo trí thông minh nhân tạo để đo các chuyển động theo chế độ thời gian thực; phản hồi thông tin về cách thức chuyển động và các góc cần quay của các khớp nhân tạo tới cơ cấu chấp hành phù hợp với chuyển động của người sử dụng.

Ngoài ra thiết bị này còn sử dụng công nghệ BlueTooth, có thể truyền dữ liệu tới bộ vi xử lý để điều khiển chân di chuyển theo cách tự nhiên nhất. Proprio cũng có thể nhớ chính xác cách di chuyển lên cầu thang, xuống dốc, đồng thời có thể học được nhiều cách di chuyển ở nhiều địa hình khác nhau và ghi nhớ lại.

Cánh tay điện tử i-Limb sử dụng tín hiệu của cơ để điều khiển di chuyển cánh tay giả, có thể mở hoặc gấp các ngón tay lại. Tín hiệu điều khiển được lấy từ các điện cực gắn trên bề mặt da cơ ngực. Với nămđộng cơ điều khiển riêng biệt, i-Limb cho phép người sử dụng có thể lấy, cầm nắm hoặc giữ đồ vật.

Các nhà khoa học của Học viện MIT (Mỹ) đã chế tạo bàn tay robot có kết cấu các khâu giống như xương bàn tay người, hướng dẫn cho dây chằng điều khiển các ngón tay hoạt động với sự trợ giúp của các động cơ gắn trên cánh tay.

Một người mất cả hai cánh tay được lắp hệ thống cánh tay giả Proto 1 của Công ty Darpa (Mỹ), nó giúp ông có thể lấy các vật xung quanh. Hệ thống này sử dụng bảy bậc tự do, cho phép mỗi cánh tay cầm và nắm đồ vật.

Nếu muốn có cảm giác như cánh tay thật, người khuyết tật có thể gắn cánh tay Proto 2. Cánh tay giả này có thể chuyển các cảm giác từ bàn tay như nhiệt, lực, bị điện giật... tới người sử dụng thông qua các điện cực gắn trên bề mặt vai. Cánh tay này hoạt động với sự hỗ trợ của 24 cảm biến kết nối với một bộ vi điều khiển, cùng với nguồn pin có thể sử dụng trong 18 giờ.

Để tạo các chân tay giả loại mới này, các nhà khoa học đã ứng dụng nhiều tiến bộ trong khá nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như hệ thống năng lượng, robot, khoa học thần kinh, công nghệ cảm biến và cơ cấu chấp hành. Các loại chân tay giả điều khiển bằng tín hiệu thần kinh có thể được sản xuất đại trà vào năm 2009.

MINH ANH

Theo MSN, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video