Châu Âu sẽ phóng vệ tinh nghiên cứu các hành tinh

 Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) sẽ phóng một vệ tinh nhân tạo để nghiên cứu những hành tinh xoay quanh các ngôi sao gần mặt trời vào năm 2017.


Hình minh họa vệ tinh Cheops. (Ảnh: Space)

Space dẫn lời các quan chức ESA cho hay, CHaracterising ExOPlanets (Cheops), tên của vệ tinh mà ESA muốn phóng, sẽ bay quanh trái đất ở độ cao 800km để tìm kiếm những hành tinh xoay quanh những ngôi sao ngoài Thái Dương Hệ.

Vệ tinh Cheops sẽ hoạt động trong 3 năm rưỡi. Nhiệm vụ của nó là giúp giới khoa học hiểu rõ hơn sự hình thành của các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời. Nó cũng sẽ tìm kiếm những hành tinh có bầu khí quyển. Đây là một loại hình thám hiểm vũ trụ mới của ESA trong tương lai.

“Bằng cách tập trung vào những ngôi sao được vây quanh bởi hành tinh, Cheops sẽ cho phép giới khoa học thực hiện những nghiên cứu so sánh đối với những hành tinh đá giống trái đất với độ chính xác cao. Chúng tôi không thể đạt được độ chính xác cao nếu chỉ quan sát trên mặt đất”, Alvaro Gimenez Canete, giám đốc bộ phận Khoa học và Thám hiểm bằng robot của ESA, phát biểu.

Giới thiên văn phát hiện 842 hành tinh ngoài hệ Mặt Trời từ năm 1992 tới nay với sự hỗ trợ của những kính thiên văn trên mặt đất và trong không gian.

Theo VNE, Space
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video