Chảy máu chân răng, mất ít máu nhưng không được xem nhẹ

Có người cứ đánh răng là chảy máu. Tuy chỉ mất chút xíu máu nhưng bạn không được xem nhẹ vì đằng sau đó có thể là các vấn đề răng miệng như: viêm quanh răng, viêm lợi, sâu răng... thậm chí có thể nghiêm trọng hơn.

Người xưa có câu: "Cái răng cái tóc là góc con người", một hàm răng sáng bóng, chắc khỏe không chỉ là thẩm mỹ mà còn liên quan trực tiếp đến sức khỏe của cơ thể. Răng là bộ phận đầu tiên giúp tiêu hóa thức ăn, các bệnh lý răng miệng thường do các vi khuẩn sống trên thân răng gây ra. Sau khi ăn nhai, phần thức ăn còn sót lại sẽ dần hình thành mảng bám cao răng và đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Chúng tấn công vào các mô răng khỏe mạnh tạo nên các lỗ sâu dưới tác dụng của axit hoặc thải ra các độc tố gây nên tình trạng viêm nhiễm phần nướu, chân răng hoặc các tổ chức xung quanh răng.

Ngoài ra, khi cơ thể thiếu một vài yếu tố tham gia vào quá trình đông máu như vitamin K, thiếu can xi... cũng sẽ gây nên hiện tượng chảy máu chân răng.


Cần tây nhiều vitamin K. (Ảnh: Internet).

Một số bệnh về gan, do gan tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K cũng được biểu hiện dưới dạng chảy máu chân răng.

Hay chảy máu chân răng không phải là một bệnh lý đơn giản bởi nếu không điều trị kịp thời có thể gây nên những tổn thương lợi, hủy hoại xương ổ răng, xương răng, gây đau nhức, dẫn tới mất răng...

Dưới đây là một số bệnh mà bạn cần lưu ý khi thấy có tình trạng chảy máu chân răng thường xuyên:

1. Viêm lợi

Viêm lợi hay còn gọi là viêm nướu là một trong những bệnh lý phổ biến ở răng miệng. Bệnh hình thành khi nướu răng xuất hiện các mảng bám, có dấu hiệu sưng đỏ và chảy máu.

Khi ăn uống xong, nếu súc miệng không sạch hoặc không đánh răng đúng cách, cặn bã của thức ăn sẽ đọng lại trên răng và lợi cùng với vi khuẩn làm thành một lớp cặn bẩn dễ gây nên tình trạng viêm lợi. Khi bị viêm lợi cấp, người bệnh thường thấy đau nhức lợi xung quanh răng, soi gương sẽ thấy vùng lợi bị viêm sưng tấy đỏ, căng mọng, chạm vào thấy đau. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy máu chân răng, đặc biệt khi kéo dài thường kèm theo mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của người mắc bệnh.

2. Viêm nha chu

Đây là giai đoạn nặng của bệnh viêm lợi, thường xảy ra ở tuổi trung niên. Bệnh tiến triển âm thầm với dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là chảy máu chân răng. Ở giai đoạn nặng xuất hiện vôi đóng xung quanh chân răng, răng lung lay...


Các bệnh răng miệng. (Ảnh: Internet).

2. Áp xe chân răng

Áp xe răng là ổ mủ gây ra do nhiễm trùng bởi vi khuẩn ở phần trong của răng. Áp xe chân răng thường xảy ra như là kết quả của viêm hốc răng không được điều trị, hoặc răng bị thủng, vỡ cho phép vi khuẩn tấn công vào sâu bên trong. Khi răng lợi liên tục đau nhói, chân răng chảy nhiều máu, người lên cơn sốt, sưng tấy vùng mặt là khi các túi áp xe trở nên trầm trọng.

3. Tiêu xương chân răng

Tiêu xương chân răng là sự suy giảm của xương ổ răng và xung quanh chân răng về mật độ, chiều cao, số lượng và thể tích xương. Tiêu xương chân răng sẽ dẫn đến đồng thời khá nhiều vấn đề răng miệng cũng như thẩm mỹ của khuôn mặt như tụt nướu, răng xô lệch, nghiêng vẹo, tiêu xương hàm, móm và khuôn mặt già đi nhiều hơn so với tuổi.

4. Răng lung lay, gãy rụng

Răng bị lung lay đa phần có nguyên nhân do bệnh lý về nướu mà cụ thể là viêm nướu và viêm nha chu. Khi phần nướu bị viêm nhiễm nặng do hình thành các túi mủ sát chân răng thì sẽ có xu hướng tách ra khỏi răng, không ôm sát chân răng nữa, chân răng như có xu hướng dài ra. Kèm theo đó là hiện tượng tiêu xương có thể xảy ra, lâu ngày có thể dẫn đến gãy rụng răng.

Cách xử lý khi bị chảy máu chân răng


Khám răng định kỳ. (Ảnh: Internet).

Bạn nên khám răng miệng định kỳ (6 tháng/lần) để được bác sĩ kiểm tra và vệ sinh răng miệng cho bạn cũng như chẩn đoán và điều trị các nguyên nhân khác.

Bên cạnh đó, bạn có thể súc miệng thêm nước muối sinh lý hoặc các nước súc miệng trị viêm nướu, bổ sung thêm Vitamin C để nướu được khỏe mạnh hơn.

Về vấn đề vệ sinh răng miệng hàng ngày, bạn nên chải răng ngay sau bữa ăn (trong khoảng 1 tiếng sau ăn), nên chọn loại bàn chải có phần lông thật mềm và chải răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu cũng như gây mòn răng. Đồng thời, hãy kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch vùng kẽ răng thay vì dùng tăm và đừng quên lưu ý đến việc tăng cường các thực phẩm giàu canxi, các vitamin đặc biệt là vitamin K.

Từ bỏ thói quen hút thuốc: Việc này sẽ giúp loại bỏ nguy cơ răng ố vàng, viêm nha chu và chảy máu chân răng hiệu quả.

Cách xử lý chảy máu chân răng

Lô hội

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, lớp thạch phía bên trong cây lô hội có công dụng làm dịu vết thương, giúp vết thương mau lành và chống lại sự tấn công của vi khuẩn hiệu quả. Kiên trì sử dụng, tình trạng chảy máu chân răng không những được khắc phục mà phần lợi của bạn cũng sẽ được cải thiện rất nhiều.


Lấy lô hội ép lấy nước, sau đó bôi lên nướu răng, để khoảng 5 phút rồi súc miệng sạch lại bằng nước lọc.

Cách thực hiện: Cách chữa trị chảy máu chân răng bằng nước ép lô hội đã được rất nhiều người áp dụng và đã thấy có kết quả rất tốt. Lấy lô hội ép lấy nước, sau đó bôi lên nướu răng, để khoảng 5 phút rồi súc miệng sạch lại bằng nước lọc, lặp lại ngày 2 lần sẽ không còn bị chảy máy chân răng nữa.

Dầu đinh hương

Dầu đinh hương được nhiều người biết đến với công dụng giảm viêm, kháng khuẩn hiệu quả, chính vì thế nó sẽ ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng, giúp phần lợi bị tổn thương mau lành lại.

Cách thực hiện: Chỉ cần bôi dầu đinh hương lên quanh khu vực bị chảy máu chân răng, để khoảng 5 phút sau súc miệng sạch với nước. Dầu đinh hương có khả năng giảm viêm, kháng khuẩn, sẽ ngăn chặn tình trạng chảy máu chân răng.

Lá trà xanh

Lá trà xanh nổi bật với công dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể và xoa dịu vùng vết thương. Ngoài ra, các chất trong lá trà xanh tươi còn có công dụng phá hủy các mảng bám hay liên kết vi khuẩn trong khoang miệng, giúp ngăn ngừa chảy máu chân răng nói riêng và các bệnh răng miệng nói chung.

Cách thực hiện: Lá trà xanh hãm bằng nước sôi, sau đó hòa thêm 1 thìa mật ong vào cốc nước trà, ngậm khoảng 2 phút rồi uống. Sử dụng lá trà xanh hàng ngày sẽ hạn chế được những vi khuẩn tấn công trong khoang miệng.

Mật ong

Với công dụng kháng khuẩn và điều trị nhiễm trùng, mật ong thường được sử dụng như một bài thuốc điều trị vết thương, trong đó có chảy máu chân răng.

Cách thực hiện: Sau khi chải răng thật sạch, bạn dùng tăm bông (hoặc dùng tay trực tiếp) chấm vào một chút mật ong và bôi lên vùng lợi hay bị chảy máu. Để nguyên cho đến khi mật ong tan hết trong khoang miệng thì có thể xúc miệng lại bằng nước ấm để vệ sinh.

Muối

Ngoài công dụng làm gia vị, muối còn được biết đến với các công dụng khác như là: sát trùng vết thương, trị mụn, giải độc cơ thể, giảm căng thẳng… Đặc biệt, tình trạng chảy máu chân răng cũng có thể chấm dứt hoàn toàn nếu kiên trì sử dụng nguyên liệu này.

Cách thực hiện: Hòa một thìa muối nhỏ với 1 cốc nước ấm, ngậm nước muối vừa hòa trong khoang miệng từ 3 – 5 phút sau đó nhổ ra ngoài, không cần xúc miệng lại với nước trắng. Hãy lưu ý đừng pha muối quá mặn hoặc quá nhạt sẽ không đem lại hiệu quả cao.

Trà hoa cúc


Bạn có thể chấm nước cốt hoa cúc lên phần nướu bị chảy máu hoặc cũng có thể pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày.

Trà hoa cúc được coi là vị thuốc nam có thể hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh lý, trong đó có chảy máu chân răng. Tính kháng khuẩn cao của loại trà này không những giúp hạn chế tối đa chảy máu chân răng mà còn giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nướu hiệu quả.

Cách thực hiện: Bạn lấy một nắm hoa cúc tươi, rửa sạch bụi bẩn (rửa nhẹ để không làm nát hoa). Sau đó giã nhỏ hoa để chắt lấy nước cốt. Bạn có thể chấm nước cốt hoa cúc lên phần nướu bị chảy máu hoặc cũng có thể pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày thay cho nước lọc.

Cập nhật: 22/06/2020 Tổng Hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video