Bức ảnh đầu tiên chụp về hiện tượng nhật thực toàn phần ra đời cách đây hơn 1 thế kỷ nhưng đã cho thấy trình độ khoa học và kỹ thuật máy ảnh tiên tiến một cách đáng nể.
Đối với nhiều người dân Bắc Mỹ, nhật thực diễn ra vào ngày 21/8/2017 tới đây sẽ là lần nhật thực toàn phần hiếm hoi mà người dân có thể chiêm ngưỡng, chụp ảnh và quan sát toàn cảnh.
Nhật thực toàn phần.
Tuy vậy ít người biết rằng, từ những năm 1851 khi công nghệ máy ảnh còn thô sơ, con người đã có thể chụp được cảnh tượng nhật thực chân thực không kém, máy ảnh và kính thiên văn bây giờ.
Hinh ảnh dưới đây được chụp từ nhiếp ảnh gia người Đức, Johann Julius Friedrich Berkowski. Ông được coi là người đầu tiên chụp ảnh về hiện tượng nhật thực toàn phần trên thế giới.
Ảnh chụp nhật thực năm 1851.
Được biết, Đài thiên văn hoàng gia Đức là tổ chức đã ủy thác cho Berkowski thực hiện bức ảnh này. Tính tới thời điểm đó, chưa một ai có thể chụp được đúng khoảnh khắc xuất hiện Corona (hào quang phát sáng xung quanh Mặt trời lúc xảy ra hiện tượng nhật thực). Bức ảnh chụp cảnh nhật thực được thực hiện sau khi mặt trời nằm trọn sau bóng của Mặt trăng. Tuy nhiên phải mất tới 84 giây để chụp xong bức ảnh.
Theo một bài viết trên tạp chí Acta Historica Astronomiae, bức ảnh được chụp bằng một chiếc kính thiên văn khúc xạ nhỏ gắn cùng chiếc trực xạ kế Fraunhofer dài 15,8cm.
Kể từ khi bức ảnh chụp nhật thực đầu tiên ra đời từ năm 1851, đã có rất nhiều các nhà thiên văn khác cũng thử nghiệm chụp cảnh nhật thực và nguyệt thực nhiều năm sau đó.
Bức ảnh chụp nhật thực tại Shelbyville, Kentucky, Mỹ vào năm 1869 (Đài quan sát Hàng hải Mỹ).
Hiện tượng nhật thực vào 24/1/1925 (Fred Goetz).
Bức ảnh chụp nguyệt thực tại Đan Mạch vào năm 1896 (Ola J. Joensen).
Nguyệt thực vào khoảng năm 1880 (Joseph F. Reiff).
Hai bức ảnh của về hiện tượng nhật thực toàn phần chụp ngày 18/7/1860 tại Rivabellosa, Tây Ban Nha (Warren De la Rue).