Chiêm ngưỡng những tấm ảnh đầu tiên về các hành tinh trong hệ Mặt Trời

Những bức ảnh đầu tiên về các hành tinh trong hệ Mặt Trời không phải lúc nào cũng rõ ràng, sắc nét. Nhưng đó là những dấu ấn quan trọng trong thời kỳ đầu chinh phục vũ trụ của con người.

Ngắm các hành tinh trong hệ Mặt Trời trong thời kỳ đầu con người chinh phục vũ trụ


Ngày 14/7/1965, tàu vũ trụ Mariner 4 bay ngang qua sao Hỏa, và đây cũng là lần đầu tiên nhân loại được nhìn thấy những bức hình chụp cận cảnh bề mặt một hành tinh khác. Camera trên tàu Mariner 4 chụp 22 bức ảnh về hành tinh đỏ, lưu trữ chúng trên một băng từ và sau đó truyền thành công về Trái Đất. (Ảnh: NASA)


Tàu con thoi Lunar Orbiter I của Mỹ chụp bức hình đầu tiên về Trái Đất vào ngày 23/8/1966, khi nó đang di chuyển quanh quỹ đạo Mặt Trăng. Năm 1966 là giai đoạn Mỹ chuẩn bị đưa con người lên Mặt Trăng. Vì thế, họ phóng trước các tàu vũ trụ không người lái lên quỹ đạo Mặt Trăng, lập bản đồ để tìm địa điểm hạ cánh sau này. (Ảnh: NASA)


Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời. Sao Mộc xuất hiện lờ mờ trong chuỗi ảnh do tàu vũ trụ Pioneer 10 chụp, khi nó tiếp cận hành tinh khí khổng lồ vào ngày 4/ 12/1973. Đây cũng là những bức ảnh cận cảnh đầu tiên của sao Mộc. (Ảnh: NASA)


Đây là bức ảnh đầu tiên về sao Kim do Tàu thăm dò Mariner 10 chụp ngày 5/2/1974. Hình ảnh đã được làm nổi bật màu sắc của những đám mây carbon dioxide (CO2) bao phủ quanh sao Kim, nơi có nhiệt độ bề mặt đạt tới gần 500°C. (Ảnh: NASA)


Tàu thăm dò Mariner 10 của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) lần đầu chụp ảnh sao Thủy, hành tinh gần Mặt Trời nhất, khi nó bay qua bề mặt tối của hành tinh này từ khoảng cách 5,4 triệu km, vào ngày 24/3/1974. (Ảnh: NASA)


Tàu vũ trụ Pioneer 11 chụp ảnh sao Thổ và mặt trăng Titan (góc dưới, bên phải) trong lúc tàu đang di chuyển qua vành đai ngoài của sao Thổ, vào tháng 9/1979. Tàu Pioneer 11 đồng thời cũng phát hiện ra vành Thổ mới (vành đai F), đo nhiệt độ trên mặt trăng Titan và thấy nó quá lạnh để tồn tại sự sống. (Ảnh: NASA)


Tàu vũ trụ Voyager 2 của NASA lần đầu chụp ảnh sao Thiên Vương vào năm 1986. Hình ảnh thu được cho thấy, sao Thiên Vương có màu gần như đồng nhất và không có các dải mây hay cơn bão giống những hành tinh khí khổng lồ khác. (Ảnh: NASA)


Năm 1989, tàu Voyager 2 bay ngang qua sao Hải Vương và ghi lại hình ảnh "Vết Tối Lớn" ở bán cầu nam có kích thước tương đương với "Vết Đỏ Lớn" trên sao Mộc. Vùng hoạt động thời tiết này được duy trì bởi những cơn gió có tốc độ lên tới 2.100 km trên giờ, mạnh nhất so với các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Sao Hải Vương có một hệ thống vành đai, nhưng chúng mờ nhạt hơn vành đai nổi tiếng của sao Thổ. (Ảnh: NASA)


Tàu vũ trụ New Horizons chụp bức cận cảnh đầu tiên về sao Diêm Vương hôm 13/7. Hình ảnh thu được giúp chúng ta quan sát sao Diêm Vương ở mức độ chi tiết hơn so với trước đây. Hành tinh lùn có màu đồng đỏ với những đốm đen và một khu vực hình trái tim sáng màu. (Ảnh: NASA)

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video