Chiến tranh vũ trụ có thể xảy ra?

Các nghiên cứu về vũ trụ luôn song hành với giới quân sự, dù các cường quốc chưa công khai ý định biến những phát kiến liên quan đến không gian thành lợi thế chiến trường.

“Chúng ta đều được tạo ra từ vật chất của các ngôi sao”, câu nói nổi tiếng của nhà vũ trụ học Carl Sagan đã trở thành kiến thức phổ biến, thường được nhắc tới trong phim ảnh, thơ ca và âm nhạc.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng hành tinh của chúng ta cùng với mọi thứ bên trong và bên trên - bao gồm cả con người - đều được tạo ra từ các nguyên tố nặng sinh ra từ phản ứng hạt nhân. Loại thử nghiệm vốn bị cả thế giới lên án trớ trêu thay lại chính là những thực nghiệm xác minh điều này.


Thử nghiệm bom hạt nhân mở ra nhiều khám phá mới trong ngành vật lý tự nhiên. (Ảnh: Undark).

Vật lý là tiền đề chiến tranh

“Cho dù mối quan hệ này không dễ chấp nhận, nhưng nó có thực và mang lợi cho cả đôi bên”. Đây là câu nói đúc kết buổi thuyết trình vào năm 1957 bởi nhóm chuyên gia Geoffrey Burbige, Margaret Burbidge, William Fowler, và Fred Hoyle, ám chỉ mối quan hệ giữa giới khoa học vật lý và quân sự.

Họ cho biết việc xác định đồng vị phóng xạ californium-254 trong bụi phóng xa phân tán từ vụ thử hạt nhân ở Thái Bình Dương đã cung cấp bằng chứng quan trọng, chứng thực bằng cách nào đó các nguyên tố nặng được tạo bởi các nguyên tử nhẹ hơn.

Thật trớ thêu, loại vũ khí hủy diệt khủng khiếp nhất từng được tạo ra bởi con người cũng mở ra những khám phá mới về tự nhiên.

Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Mỹ chắc chắn không thể kích nổ một trái bom Hydro (bom nhiệt hạch) để cung cấp dữ liệu cho các nhà vật lý thiên văn, nhưng Bộ Quốc phòng Mỹ thì có thể. Họ có thể thu thập số liệu từ các vụ nổ thử nghiệm phục vụ an ninh quốc gia. Đây là ví dụ điển hình cho mối quan hệ giữa khoa học và quân sự.

Dù liên minh này sẽ gây nhiều tranh cãi, nhưng nó thực sự tương hỗ nhau. Nhiều tiến bộ lớn trong nhận thức của con người về vũ trụ là sản phẩm đầu tư chính phủ cho các máy móc phục vụ chiến tranh. Cũng như những công cụ hủy diệt kiểu mới cũng là kết quả của tiến bộ vật lý thiên văn.

Mối quan hệ giữa khoa học và quân sự xuất hiện đã khá lâu, trước cả khi công nghệ bùng nổ vào thế kỉ 20.

Ví dụ, kính viễn vọng đầu tiên trên thế giới phát minh bởi Hans Lipperhey vào thế kỉ thứ 17 không được dùng để chiêm ngưỡng bầu trời mà để thăm dò hàng phòng thủ của địch. Khi quân đội Hà Lan mua lại phát minh này, nó đã thay đổi bộ mặt chiến trận trong suốt 80 năm sau đó.


Kính viễn vọng đầu tiên trên thế giới được tạo ra với mục đích quân sự. (Ảnh: Fwthinking).

Sau khi Galileo chỉnh sửa lại, ông đã dùng nó khám phá các mặt trăng của sao Mộc, các miệng núi lửa trên mặt trăng. Tuy nhiên Galileo không nhận được bất cứ nguồn tài trợ nào từ chính quyền dù công cụ của ông nhìn thấy được cả tàu chiến địch từ tận chân trời.

Từ đó đến nay, vật lý thiên văn và quân sự có rất nhiều lợi ích chung. Điển hình là việc đôi bên cùng nỗ lực tìm hiểu về ánh sáng: làm sao phát hiện, định vị, phân tích, ghi lại và phát ra chúng, cả chủ động và bị động, xuyên suốt dãy quang phổ từ sóng radio cho tới tia hồng ngoại, ánh sáng khả kiến, tia tử ngoại, tia X và tia Gamma.

Chỉ có cách sử dụng những hiểu biết về ánh sáng mới tạo nên sự khác biệt cho hai lĩnh vực. Dù thiên văn học tìm ra bước sóng, đôi lúc ở vài khía cạnh quân đội lại phát hiện ra trước.

Chiến trận trả lương cho khoa học gia

Khám phá ra khả năng của ánh sáng đã mang lại nhiều ứng dụng trong thông tin, ra-đa, nhiếp ảnh, định vị và nhiều lĩnh vực khác. Một trường hợp nổi tiếng là Kính viễn vọng không gian Hubble, công cụ đã giúp giới thiên văn trả lời được nhiều câu hỏi về vũ trụ.

Hubble là hậu duệ của vệ tinh do thám KH-9 Hexagon được phát triển bởi Văn phòng trinh sát quốc gia (NRO) thuộc bộ Quốc phòng Mỹ. Một sự cố đã làm chậm việc ra mắt của Hubble sau khi được phóng vào năm 1990. Cụ thể, các bên tranh cãi xem nên hướng ống kính Hubble lên trời để ngắm các vì sao xa xôi hay hướng xuống đất và theo dõi nhất cử nhất động của Liên Xô.

Theo thời gian, các cảm biến ảnh mạnh mẽ dần thay thế công nghệ chụp ảnh cũ kĩ những năm 60. Cảm biến CCD dần biến các vệ tinh trở thành những “mắt thần” trên bầu trời, giúp giới quân sự theo dõi, định vị và tấn công chính xác. Chúng cũng giúp các nhà vật lý thiên văn xác định được những vật thể trôi nổi có thể ảnh hưởng tới Trái đất, cả những hình ảnh rõ nét chưa từng thấy về các thiên hà xa xôi.

Thông thường, các nhà vật lý thiên văn không chủ động tìm kiếm hỗ trợ từ giới quân sự. Tuy nhiên dù với lí do khác nhau, bản chất hành động hai bên lại không quá khá biệt.

Đa số các nhà khoa học thường hướng đến sự tự do và phản đối chiến tranh, nhưng sự thật phũ phàng là gây quỹ cho việc nghiên cứu sẽ dễ dàng hơn nếu các các ứng dụng đó phục vụ cho quân đội. Điều này biến các nhà khoa học vô tình trở thành những người phục vụ cho chiến tranh và công nghệ quân sự.


Kính viễn vọng nổi tiếng Hubble suýt chút nữa trở thành công cụ do thám quân sự. (Ảnh: ABC).

Chiến tranh vũ trụ có khả năng xảy ra?

Dù muốn hay không, khoa học và quân sự cũng đã là đồng minh của nhau quá lâu. Dần dà, các phát triển khoa học biến không gian có nguy cơ trở thành một chiến trường.

Hiệp ước không gian năm 1967 là sự cố gắng đầu tiên đặt ra những quy định ràng buộc các bên. Tuy nhiên những quan điểm này lại được đưa ra trong thời kì Chiến tranh lạnh, không còn đủ để áp dụng cho một thế giới ngày càng nhiều quốc gia tham gia vào không gian. Những công nghệ mà 50 năm về trước tưởng chừng là điều hoang đường giờ đã là sự thực ngay trước mắt.

Dù rằng giới quân sự đã song hành với khoa học không gian, nhưng vẫn có vách ngăn tồn tại để tránh việc lạm dụng nó vào chiến tranh. Không ngoại trừ khả năng các cường quốc đã có các dự án bí mật, tận dụng những hiểu biết về không gian. Đây cũng là một trong những vấn đề địa chính trị cấp bách toàn cầu của thế kỷ 21.

Vũ trụ từ lâu đã là cuộc chơi giữa các chiến dịch không gian nhằm mục đích quân sự, nhưng chúng ta vẫn còn thời gian để ngăn nó trở thành đấu trường sinh tử như dưới mặt đất. Nếu chiến tranh vũ trụ xảy ra, rất có thể Star Wars sẽ trở thành bộ phim tài liệu kinh điển cho các thế hệ tương lai. Tuy nhiên, con cháu chúng ta rất có thể sẽ phải nghiên cứu nó trong lúc đang "bám víu" vào một mảnh thiên thạch trôi nổi nào đó.

Cập nhật: 28/01/2019 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video