Chim sử dụng khứu giác để phát hiện ra kẻ thù

Có rất nhiều loài chim phát hiện và tránh được kẻ thù thông qua khứu giác nhưng các nghiên cứu về chim phần lớn lại bác bỏ khả năng này do quan niệm truyền thống cho rằng chim không biết tận dụng khứu giác.Tuy nhiên, hiện nay người ta đã khám phá ra rằng chim không chỉ có khả năng nhận thức kẻ thù của chúng thông qua các tín hiệu hóa học mà còn thay đổi được hành vi của chúng dựa vào mức độ cảm nhận nguy cơ bị ăn thịt.

Việc sử dụng khứu giác để phát hiện ra các tín hiệu hóa học có thể rất hữu ích cho chim trong các tình huống khác nhau, như việc nuôi con và sự định hướng. Tuy nhiên, chúng có thể tăng cơ hội sống sót của chúng nếu chúng nhận biết được liệu mùi hơi mà chúng phát hiện ra có mối liên hệ nào với kẻ thù hay không. Trưởng nhóm nghiên cứu Luisa Amo de Paz giải thích rằng “Loài chim có thể phát hiện ra sự hiện diện của kẻ thù nhờ vào khứu giác của chúng”. Là nhà nghiên cứu sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên của Hội đồng Nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha trong khi tiến hành cuộc nghiên cứu này, cô Amo de Paz hiện đang làm việc cho Viện Sinh thái học Hà Lan (NIOO-KNAW).

Cuộc nghiên cứu được công bố trong ấn bản mới nhất của tờ Functional Ecology (Sinh thái học Chức năng) lần đầu tiên đã đưa ra bằng chứng về việc loài chim có thể nhận biết được kẻ thù bằng cách sử dụng những tín hiệu hóa học. Theo các nhà nghiên cứu thuộc Bảo tàng Lịch sử tự nhiên của Hội đồng Nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha, cuộc nghiên cứu này “đã mở ra một lĩnh vực nghiên cứu mới đầy hứa hẹn trong việc tìm hiểu các khía cạnh của hành vi loài chim, đây là điều mà cho tới nay vẫn hay bị lơ là.”

Sự sắc sảo của khứu giác ở những loài chim cụ thể (đặc biệt là những loài chim đang nuôi con trong những cái lỗ trên thân cây, như các loài chim sẻ) rất cần thiết trong việc nhận biết liệu những kẻ thù chính của chúng (loài chồn) có mò vào tổ của chúng hay đang tiến tới gần tổ chim hay không, cụ thể là do tầm nhìn giới hạn của chim khi ở trong tổ.

Một cuộc thí nghiệm được thực hiện với một quần thể chim sẻ ngô đang nuôi con trong các hộp tổ của vùng Miraflores de la Sierra ở vùng núi Sierra de Guadarrama, tỉnh Marid. (Ảnh: ScienceDaily)


Thí nghiệm với chim sẻ ngô

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một cuộc thí nghiệm với một quần thể chim sẻ ngô đang nuôi con trong các hộp tổ của vùng Miraflores de la Sierra ở vùng núi Sierra de Guadarrama, tỉnh Marid. Amo de Paz cho biết các nhà nghiên cứu đã đặt mùi hương của con chồn sương (chồn furo) vào trong các hộp tổ khi chim con được 8 ngày tuổi, và “chim bố mẹ tốn nhiều thời gian hơn để chui vào hộp cho chim con ăn, và chúng đã tiếp cận đến những cái hộp thường xuyên hơn mà không cần chui vào trong tổ”.

Theo nhà nghiên cứu sinh vật học này, nhờ vào những hình ảnh ghi lại được từ một chiếc máy quay phim được đặt cách xa chiếc hộp tổ vài mét, các nhà khoa học có thể phát hiện ra số lần chim con được cho ăn, và suy luận được rằng chim bố mẹ cho chim con ăn thường xuyên mặc dù chúng dành ít thời gian ở bên trong tổ khi cho chim con của mình ăn. Bằng cách dành ít thời gian ở trong hộp tổ, chim bố mẹ đã giảm được nguy cơ bị thú ăn thịt tấn công trong khi vẫn cho chim con ăn bình thường.

Các nhà nghiên cứu sinh vật học đã thêm vào mùi hơi của con chim cun cút vào trong các hộp tổ khác để quan sát hiệu quả của mùi mới trong hành vi của chim sẻ ngô, và họ còn thêm nước vào các hộp tổ khác để quan sát hiệu ứng do độ ẩm gây ra. Điều này chứng tỏ rằng khi chim phát hiện ra một mùi lạ, như mùi của chim cun cút, chúng không chần chừ một thời gian dài trước khi bay vào tổ của chúng, và chúng cũng không giảm đi lượng thời gian cho chim con ăn.

Khi chim con được 13 ngày tuổi, các nhà khoa học đã cho thêm mùi hơi tương đương vào mỗi tổ hộp và đo đạc các kết quả một lần nữa. Amo de Paz nói rằng việc này nhằm kiểm chứng xem liệu mùi hơi của chồn sương có ảnh hưởng đến điều kiện thể chất của chim con hay không, và cho thấy rằng chim bố mẹ dành rất ít thời gian ở trong tổ. Các kết luận cho thấy sự phát triển của chim con không bị ảnh hưởng trong suốt thời gian chúng bị đưa ra trước kẻ thù ăn thịt đã nêu. Do đó nhà nghiên cứu kết luận rằng “loài chim có thể phát hiện ra các dấu hiệu hóa học của kẻ thù ăn thịt và sử dụng những tín hiệu này để định lượng nguy cơ bị kẻ thù ăn thịt tấn công”.
THANH TÂM (Theo ScienceDaily, Sở KHCN Đồng Nai)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video