Chịu nhiều nguy hiểm, vậy một phi hành gia của NASA kiếm được bao nhiêu tiền?

Mỗi năm, một phi hành gia có thể nhận được bao nhiêu để đánh đổi cho rủi ro họ phải chịu đựng?

SpaceX của Elon Musk ngày một phát triển khi bắt đầu thử nghiệm thành công những đầu phóng tên lửa siêu mạnh, nó đã tạo ra một cuộc "đua vào không gian" đối với các ông lớn của ngành hàng không vũ trụ.


Mức lương của phi hành gia dựa trên Biểu phí chung về mức lương Liên Bang.

Cũng nhờ vậy mà giờ đây, nhu cầu tuyển dụng phi hành gia trở nên lớn hơn bao giờ hết, đặc biệt là với NASA. Thế hệ chuyên gia mới sẽ tham gia vào các nhiệm vụ du hành mới, mà gần nhất là chiến dịch tái nghiên cứu Mặt trăng và sao Hỏa trong tương lai.

Nhưng để trở thành một phi hành gia thì không hề đơn giản. Như với NASA, bạn phải đáp ứng được rất nhiều yêu cầu ngay từ vòng hồ sơ, như việc là một công dân Mỹ, sở hữu bằng cấp loại ưu về khoa học, kỹ sư hoặc toán học. Ngoài ra, đó phải là một chuyên gia với 3 năm kinh nghiệm hoặc đã trải qua 1.000 giờ trên máy bay phản lực.

Và đó mới chỉ là vòng sơ khảo thôi. Quá trình tuyển chọn tiếp sau đó còn liên quan đến thể lực kèm nhiều yếu tố khác nữa, với độ khó được đánh giá là... gấp 74 lần thi tuyển đầu vào tại ĐH Harvard. Thật vậy, vì thế hệ phi hành gia mới chỉ được tuyển vài năm một lần, với tỉ lệ chọi rơi vào khoảng 12 trên 18.300 đơn (số liệu năm 2017).

Đó là chưa kể đến những rủi ro khiến mạng sống bị đe dọa khi làm nhiệm vụ ngoài không gian vũ trụ nữa.


Phi hành gia nhận đủ thứ hiểm nguy.

Vậy rốt cục, một phi hành gia được nhận lại những gì?

Trên trang giải đáp của NASA có tiết lộ rằng mức lương hàng năm của các phi hành gia sẽ được dựa trên Biểu phí chung về mức lương Liên Bang, và rơi vào hai mức cao nhất là GS-12 - GS-13.

"Mức lương của từng người dựa vào thành tựu học vấn và kinh nghiệm" - trích lời NASA.

GS (General Schedule) là những cấp lương dành cho nhân viên làm việc tại các văn phòng chính phủ, được dựa trên học vấn. Mỗi cấp lại được chia ra thêm 10 bậc nữa, dựa trên thành tích và cống hiến. Con số cơ sở cho mỗi bậc đều do phòng quản trị nhân lực của chính phủ quy định, và nó thay đổi theo từng năm.

Theo như quy định của năm 2018, các phi hành gia mới sẽ nhận mức lương ở cấp GS-12 bậc 1, tức rơi vào khoảng $63.600/năm (khoảng 1,4 tỉ đồng). Sau vài năm kinh nghiệm có thể lên đến GS-12 cấp 10 và nhận khoảng $82.680/năm (khoảng hơn 1,8 tỉ đồng theo tỷ giá hiện tại).


Mức lương $60.000 (khoảng 1,3 tỉ đồng) là tương đối ổn ngay cả ở một quốc gia như Mỹ.

Một phi hành gia mới nhưng có trình độ cao sẽ nhận được mức lương cấp GS-13 bậc 1, kiếm $75.628/năm (khoảng 1,7 tỉ đồng). Sau vài năm kinh nghiệm sẽ lên đến bậc 3, mức lương là $98.317/năm (khoảng 2,1 tỉ đồng).

Và đó chưa phải là tất cả. Trong cả sự nghiệp, các phi hành gia không chỉ bị khóa trong cấp GS-12 và 13, mà còn có khả năng đạt mốc GS-15 bậc 10, dựa trên vị trí, trách nhiệm và thành tích. Mức lương thường niên cho bậc này là $120.000 (khoảng 2,7 tỉ đồng).

"Khi một công dân được nhận, mức lương ban đầu sẽ ở cấp GS-12 hoặc 13. Thi thoảng có người cao hơn" - William", Bill McArthur, một cựu phi hành gia cho biết. Cũng theo McArthur chia sẻ, thì ông là một trong những người có bậc lương cao nhất khi còn làm việc trong giai đoạn 2001 - 2007.

Được biết, mức lương $60.000 (khoảng 1,3 tỉ đồng) là tương đối ổn ngay cả ở một quốc gia như Mỹ. Nhưng bù lại, rủi ro khi thực hiện các nhiệm vụ lại rất lớn. Bạn nghĩ sao về sự đánh đổi này?

Cập nhật: 21/03/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video