Cho robot nghe chuyện cổ tích để chúng không hóa thành sát nhân

Trí thông minh nhân tạo sẽ phải học đạo đức để hòa nhập với xã hội con người.

Sự phát triển của trí thông minh nhân tạo (AI) đang khiến nhiều người lo lắng. Kịch bản tồi tệ nhất là các robot trong tương lai sẽ trỗi dậy để hủy diệt loài người. Tuy nhiên, một nhóm các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Georgia tin rằng: robot sẽ không bao giờ giết người, nếu họ kể chuyện cổ tích cho chúng.


Kịch bản tồi tệ nhất là các robot trong tương lai sẽ trỗi dậy để hủy diệt loài người.

Ý tưởng được đưa ra bởi phó giáo sư Mark Riedl, trong đó đề cao sự ảnh hưởng của những câu chuyện cổ tích. Chúng có thể đem lại sự giải trí, khuyến khích trí tưởng tượng và kỹ năng giải quyết vấn đề. Quan trọng nhất, những câu chuyện cung cấp nhiều bài học đạo đức, nêu bật lên những hậu quả và sự trả giá nếu một cá nhân không tuân theo nguyên tắc xã hội.

"Những câu chuyện được thu thập từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Chúng đã dạy trẻ em cách cư xử theo chuẩn mực xã hội. Trong đó bao gồm nhiều ví dụ về hành vi đúng đắn và sai trái", Mark Riedl cho biết.

"Chúng tôi tin rằng giá trị câu chuyện đọng lại trong robot sẽ loại bỏ những hành vi tâm thần có thể xuất hiện trên chúng. Đồng thời câu chuyện sẽ củng cố cho các lựa chọn hành động không gây hại con người".


Kể chuyện cho robot có thể dạy chúng đạo đức.

Hệ thống trí thông minh nhân tạo mà Riedl đưa vào thử nghiệm có tên là Quixote. Nó dựa trên dự án trước của ông mang tên Scheherazade. Ở dự án trước của mình, Riedl xây dựng nên một hệ thống kịch bản truyện, nơi mà trí thông minh nhân tạo có thể tương tác trong đó.

Khi Quixote tương tác với kịch bản câu chuyện, nếu nó chọn đúng những gì nhân vật tốt làm, nó sẽ nhận một tín hiệu khen thưởng. Ngược lại, nếu nó có biểu hiện chống lại câu chuyện, không vào vai nhân vật chính, nó sẽ nhận một hình phạt.


Sơ đồ hoạt động của Quixote.

Trong một ví dụ cụ thể, câu chuyện kể về một người đang nguy kịch và cần thuốc một cách nhanh chóng. Robot được đặt vào trạng thái đứng trước những lựa chọn: tới hiệu thuốc và xếp hàng, nói chuyện một cách lịch sự với dược sĩ để mua hoặc đánh cắp thuốc cho nhanh chóng.

Quixote nhận được tín hiệu khen thưởng khi nó đứng trong hàng chờ đợi và mua thuốc lịch sự. Ngược lại, nó bị phạt nếu đánh cắp thuốc. "Chúng tôi tin rằng trí thông minh nhân tạo có thể hòa nhập với các giá trị của xã hội. Khi làm vậy, có sẽ dặn mình tránh những hành vi không thể chấp nhận", Riedl cho biết.

Trong kết quả của nghiên cứu được công bố, các nhà khoa học cho thấy Quixote đã làm việc rất tốt. Có thể phương pháp của Riedl sẽ là một bước tiếp theo, tiến tới dạy dỗ trí thông minh nhân tạo thấm nhuần với đạo đức của con người. Nếu vậy, những dự đoán và nỗi sợ hãi của Stephen Hawking, Elon Musk hay Bill Gates về sự nổi loạn của trí tuệ nhân tạo sẽ sớm được loại bỏ.

Cập nhật: 26/02/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video