Trong tự nhiên, có một hiện tượng gọi là “bom mưa” (microburst). Tuy số lần ghi nhận không nhiều nhưng nó vẫn khiến không ít người tò mò tìm hiểu. Vậy thực hư hiện tượng này như thế nào?
Tìm hiểu về hiện tượng bom mưa
Hiện tượng "bom mưa" cực hiếm. (Ảnh: Internet).
Theo các nhà khoa học thuộc Hiệp hội khí tượng Mỹ (American Meteorological Society - AMS), “bom mưa” là một hiện tượng thời tiết cực đoan, thường xuất hiện kèm với giông bão mạnh. Nó được hình thành và phát triển trong quá trình di chuyển của bão. Khi bão xoáy hút không khí từ trên cao xuống, nó sẽ tạo ra luồng gió lao xuống bề mặt đất hoặc mặt nước. Vận tốc lao xuống của nó có thể đạt tới 170mph hoặc hơn.
Cụ thể, “bom mưa” được hình thành và phát triển trong 3 giai đoạn:
Các bước hình thành và phát triển "bom mưa". (Ảnh: Internet).
- Giai đoạn tiếp xúc: gia tốc thông gió cực đại sau ít phút và “giáng” xuống mặt đất theo hướng thẳng đứng với tốc độ tối đa.
- Giai đoạn bùng nổ: gió bắt đầu xoáy mạnh và “đập” thẳng xuống mặt đất rồi tản ra tứ phía. Tốc độ vẫn rất nhanh.
- Giai đoạn đệm: gió xoáy phía trên tiếp tục tăng tốc đi kèm với một lượng nước khổng lồ dội xuống mặt đất. Theo thời gian, vận tốc gió chậm dần.
Mô tả "bom mưa" bằng đồ họa. (Ảnh: Internet).
Khi đứng từ xa quan sát, có cảm tưởng “bom mưa” rất giống với 1 cái van xả khổng lồ, làm cho nước tuôn ào ào xuống mặt đất. Cũng có thể tưởng tượng hiện tượng này như một người khổng lồ cầm xô nước rồi đổ 1 lần xuống mặt đất vậy.
Sự khác nhau giữa mưa và "bom mưa". (Ảnh: Internet).
Về sức mạnh, nó khủng khiếp tới nỗi mưa đá hay mưa a-xít cũng không bằng một phần nhỏ. Đã có trường hợp các công trình lớn, những cây cổ thụ khổng lồ… bị quật ngã chỉ sau vài giây “bom mưa” đi qua.
Một trận "bom mưa" nhìn từ xa. (Ảnh: Internet).
Cũng theo các chuyên gia của AMS, nếu xảy ra, “bom mưa” sẽ bao phủ một vùng tầm 4km vuông. Bên cạnh việc tàn phá những gì có trên đường đi, nó còn để lại một lượng nước cực lớn và khiến nơi đó ngập lụt.