Chống hạn bằng vi sinh vật

Cây cà phê khô héo (Ảnh: SGGP)

Mới đây, PGS.TS Tống Kim Thuần và các nhà khoa học Viện Công nghệ Sinh học (Viện Khoa học và Công nghệ VN) đã nghiên cứu sử dụng các vi sinh vật có màng nhầy để tạo ẩm cho đất.

Điều quan trọng hơn là các chủng nấm men này đã được phân lập và sản xuất thành hàng hóa ở quy mô nhỏ, đồng thời đưa ra thử nghiệm, có hiệu quả hỗ trợ tốt cho việc phủ xanh đất trống đồi trọc.

Chế phẩm sinh học này có tên là Lipomycin - M, bởi thành phần chính là của nó là chủng nấm men Lipomyces PT7.1 được phân lập từ vùng đất trống đồi trọc huyện Hạ Hòa (Phú Thọ). Ưu điểm của chúng là có khả năng tạo màng nhầy trong điều kiện đất khô hạn và sinh trưởng ở nhiệt độ cao.

Lợi dụng các đặc tính này, nhóm nghiên cứu đã đưa chúng vào môi trường nuôi cấy có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Trong thời gian lên men 5 ngày, sinh khối nấm men được lấy ra, bổ sung chất bảo quản và đưa vào sấy, đóng gói.

Sử dụng chế phẩm này cũng rất đơn giản: chỉ cần bón Lipomycin - M quanh gốc cây với liều lượng vừa phải, rồi lấp một lớp đất lên. Đối với vùng khô hạn không có nước tưới thì phải bón chế phẩm vào cuối mùa khô hoặc đầu mùa mưa. Trong điều kiện không mưa, nấm men sinh trưởng chậm và có thể tồn tại suốt mùa khô dưới dạng nang bào tử.

Khi mùa mưa đến, bào tử nảy chồi và sinh sôi nảy nở tạo màng nhầy có tác dụng làm giảm sự bốc thoát hơi nước, tăng khả năng giữ nước của đất, duy trì độ ẩm cho đất trong điều kiện địa hình không có nước tưới thời gian dài, góp phần nâng cao tỷ lệ sống của cây trồng.

Đặc biệt, chế phẩm này nếu trộn với phân NPK thì hiệu quả giữ ẩm tăng 15 - 30% so với bón riêng rẽ. Ngoài những ưu điểm kể trên, vi sinh Lipomycin - M còn có nhiều đặc tính có lợi khác như không gây tổn hại cho hệ vi sinh vật đất, động vật đất cũng như đối với môi trường sinh thái, đồng thời không gây độc hại cho cây trồng.

Ông Tống Kim Thuần cho biết hiện nay Viện Công nghệ Sinh học rất cần có sự đầu tư để sản xuất trên quy mô lớn, tăng hiệu quả phục vụ nông dân, hoặc chuyển giao công nghệ cho những vùng khô hạn.
Theo Tuổi Trẻ Online/TTXVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video