Chùm ảnh những chú gấu trúc siêu ngộ nghĩnh

Nổi tiếng bởi sự dễ thương, gấu trúc đã được chọn làm biểu tượng cho nhiều tổ chức và là niềm tự hào của Trung Quốc.


Gấu trúc sinh sản kém và tỉ lệ chết của con non rất cao. Mùa sinh sản từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 5.


Gấu trúc lớn chậm và trưởng thành muộn khi đã 5 đến 7 năm tuổi.


Gấu trúc là loài đang gặp nguy hiểm do khu vực sinh sống bị thu hẹp và tỷ lệ sinh sản rất thấp, kể cả trong tự nhiên lẫn trong tình trạng giam cầm. Khoảng 1.600 con được coi là còn sống trong tự nhiên.


Mặc dù được xếp vào bộ Ăn thịt (Carnivora), thức ăn chủ yếu của chúng là thực vật.


Chúng ăn các cành non và lá cây, sống chủ yếu trên các cây tre, trúc. Ngoài ra chúng cũng ăn trứng và một số loài côn trùng. Những thức ăn này là nguồn cung cấp protein.


Gấu trúc lần đầu tiên được biết đến ở phương Tây vào năm 1869 nhờ nhà thám hiểm người Pháp Armand David.


Trong nhiều năm, việc phân loại gấu trúc đã là vấn đề gây tranh cãi do cả gấu trúc và họ hàng xa của nó là gấu trúc đỏ (còn gọi là gấu mèo nhỏ) có cùng những đặc trưng của cả gấu và gấu mèo Mỹ.


Tuy nhiên, các thử nghiệm gene cho thấy gấu trúc là một loài gấu thực thụ và là một phần của họ Ursidae. Họ hàng gần nhất của nó là gấu bốn mắt ở Nam Mỹ. Sự không nhất trí chỉ còn lại là việc xếp nó vào họ Gấu (Ursidae), họ Gấu mèo Mỹ (Procyonidae) hay một họ riêng gọi là Ailuridae.

Theo Kien Thuc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video