Chúng ta có thể đốt rác để tạo ra nhiên liệu như ở Đan Mạch không?

Rác thải không được phân loại và hầu hết toàn bộ rác cả những thứ có thể tái sử dụng hoặc tái chế đều đem chôn lấp gây ra nguy cơ rất lớn cho cả khí hậu và sức khỏe con người do phát thải các khí nhà kính như methane và rò rỉ kim loại nặng như chì xuống nguồn nước ngầm.

Đốt rác ở Đan Mạch

Lò đốt rác sinh hoạt “từ rác thành năng lượng” là một biện pháp xử lý rác không có gì xa lạ ở Đan Mạch. Rác thải rắn được phân loại và đốt như một dạng nhiên liệu để sản xuất điện. Bằng cách đó, rác có thể thay thế cho các nhiên liệu hóa thạch như than chẳng hạn.

Công nghệ này đang ngày càng phát triển ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Ví dụ như Đan Mạch và Nhật Bản dựa vào đốt rác sinh hoạt lấy năng lượng để giảm phụ thuộc vào quỹ đất chôn lấp rác và hướng đến đạt mục tiêu trung hòa carbon.

Trên thực tế, lò đốt rác sinh hoạt Amager Bakke ở Đan Mạch nổi tiếng đến nỗi nó trở thành điểm du lịch hấp dẫn và được coi là một trong những lò đốt rác sạch nhất trên thế giới. Mỗi ngày lò đốt rác này tiếp nhận khoảng 300 chiếc xe chở đầy rác không thể tái chế để làm nhiên liệu cho lò đốt có nhiệt độ 1.000℃. Ở nhiệt độ cao như vậy, nước trong rác biến thành hơi nước, hơi nước này chạy máy phát điện và làm nhiệt sưởi cho khoảng 100.000 hộ gia đình. Nhìn chung, người dân Đan Mạch rất hài lòng với cách xử lý rác này.

Vấn đề ở đây là gì?

Trước hết đó là sự chấp nhận của mọi người đối với biện pháp xử lý rác này. Ngay cả ở Mỹ và Úc, người dân vẫn rất do dự trước biện pháp này. Họ vẫn còn lo ngại răng đốt rác có thể thải ra các hóa chất độc hại cho sức khỏe như là nitrogen oxide và dioxin. Tiếp xúc nhiều với dioxin có thể gây tổn thương cho da, hệ miễn dịch và các vấn đề về sinh sản.


Đốt rác có thể thải ra các chất độc hại cho sức khỏe như là nitrogen oxide và dioxin.

Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát như là lắp các bộ lọc công nghệ tiên tiến như áp dụng ở lò Amager Bakke có thể giảm lượng dioxin xuống gần như bằng 0.

Một mối lo khác là đốt rác sinh hoạt để lấy năng lượng có thể đi ngược lại các quy định về tái chế, bởi vì việc đốt rác như vậy có thể làm tăng nhu cầu về nhựa không phân hủy để làm nhiên liệu. Nguồn cung loại nhựa này có thể đến từ ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch đang có xu hướng suy yếu. Do đó đốt rác sinh hoạt lấy năng lượng sẽ chống lại mục tiêu thiết lập một “nền kinh tế quay vòng” của Liên minh châu Âu, trong đó áp dụng tái sử dụng và tái chế sản phẩm hết mức có thể.

Tương lai sẽ đi về đâu?


Đốt rác thải sinh hoạt để phát điện có thể đi ngược lại mục tiêu kinh tế quay vòng.

Theo các chuyên gia, nếu các nước quyết tâm theo đuổi phương pháp đốt rác sinh hoạt lấy năng lượng thì cần ưu tiên lựa chọn những ngành cụ thể. Ví dụ, nghiên cứu cho thấy quá trình được đánh giá có vòng đời ưu việt nhất, tức là có lợi nhất cho sức khỏe so với phương pháp truyền thống là sử dụng nhiên liệu hóa thạch, chính là đồng đốt nhiên liệu tái chế từ rác thải của xi măng công nghiệp.

Hiện nay, hầu hết các lò nung xi măng được đốt bằng than và rất khó để đạt được nhiệt độ cao cần thiết bằng năng lượng tái tạo thông thường, có nghĩa là thay thế than bằng nhiên liệu tái chế từ rác có thể giảm sự phụ thuộc của ngành công nghiệp này vào than khi mà năng lượng tái tạo không phải là một lựa chọn để sử dụng.

Một giải pháp khác là tập trung vào hệ thống phân cấp rác thải, tức là đầu tiên cần giảm thiểu lượng rác thải ra, sau đó tối đa hóa hiệu quả năng lượng và tái chế và tái sử dụng hết mức có thể các nguyên liệu rác.

Cập nhật: 07/11/2020 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video