Chuyên gia công nghệ mù

Công nghệ đang thay đổi từng ngày, thậm chí từng giờ. Thế nhưng không ai nghĩ một số cải tiến công nghệ hàng đầu năm 2006 thuộc về những người khiếm thính và khiếm thị. Một trong những người đó vừa được tờ New York Times nhắc đến là Anindya Bhattacharyya.

Tất cả những người biết Anindya Bhattacharyya đều nể phục nghị lực phi thường và óc sáng tạo kiên cường của anh. Anh tự đề ra cho bản thân mình sứ mệnh: sống càng độc lập càng tốt, và phải làm được gì góp phần thay đổi cuộc sống của hàng trăm ngàn người như anh trên toàn thế giới.

Chuyên gia công nghệ mù Anindya Bhattacharyya. (Ảnh: bapin.info)

Từ những tâm tư đó, Bapin – mọi người vẫn gọi anh như vậy – đã tìm đến Trung tâm Quốc gia Helen Keller tại Long Island (New York, Mỹ). Bằng ngôn ngữ ra dấu, anh cho biết: “Tôi không biết sẽ có ngày mình trở thành một chuyên gia trong thế giới công nghệ như thế này”.

Quả thật, anh là một người rất giỏi về công nghệ. Không chỉ dạy học trò, anh còn giúp các công ty công nghệ phát triển những thiết bị hoặc công cụ mới, cho phép người khiếm thính và khiếm thị du hành vào thế giới nghe nhìn.

Anh tâm sự: “Tôi thích trang bị cho những người đồng cảnh ngộ với tôi một khả năng hoạt động có ích, và sự thành công trong mọi lĩnh vực mà họ muốn thử sức. Tôi cảm thấy đó là khả năng tốt nhất bản thân tôi có thể đem lại niềm vui cho mọi người”.

Nói thì dễ, nhưng thật ra để có ngày hôm nay là cả một chặng đường gian khổ. Anh bị mù từ năm lên 9, khi bị một đứa bé cùng tuổi hắt tro nóng vào mắt. Từ một làng quê nghèo khó ở Ấn Độ, nơi anh chào đời cách nay 35 năm, Bapin đến nước Mỹ sau một quãng đời thơ ấu đầy trắc trở, và bắt đầu đam mê lĩnh vực công nghệ cao.

Anh có công rất lớn trong việc nghiên cứu và phát triển. Thông qua hệ điều hành giọng nói, người câm điếc có thể giao tiếp với thế giới bên ngoài (người bình thường) khi sử dụng bàn phím-phone đặc biệt trên máy laptop chữ nổi Braille.

Anh còn giúp phát triển Tấm bảng nói qua xúc giác, cho phép những người như anh khám phá hệ thống giao thông đô thị cần đến. Kế đến là thiết bị SBC, màn hình thông tin chữ Braille, giúp người câm điếc có thể sử dụng nó để đi mua sắm, gọi món ăn tại các nhà hàng, hoặc trao đổi thông tin với phi hành đoàn trên các chuyến bay. Bản thân anh khi chu du khắp thế giới cũng sử dụng những thiết bị tương tự, chẳng hạn Hệ thống định vị (thông qua) Vệ tinh toàn cầu – GSPS.

Joe McNulty, Giám đốc HKNC và là sếp của Bapin, nhận xét: “Nói cho đúng, Bapin là một người khuyết tật sáng ý nhất tôi từng gặp trong đời. Và tôi tin tưởng Bapin là tấm gương cho lớp đàn em (hiện là học trò của Bapin) noi theo. Anindya Bhattacharyya dự định dành hết quãng đời còn lại của mình vào việc nghiên cứu và truyền đạt kiến thức cho lớp đàn em tật nguyền như anh".

Lệ Đào (tổng hợp)

Theo CAND.com.vn
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video