Ai cũng biết "một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ" nhưng đối với nhà khoa học Anh Claire Allen thì ngược lại. Trung bình, cô có thể bị tê liệt và rơi vào trạng thái ngủ gục tới 100 lần mỗi ngày chỉ vì cười.
Các cuộc "tấn công" kiểu này thường kéo dài từ 30 giây tới 5 phút. Chúng có thể xuất hiện do phản ứng của tiến sĩ Allen về sự sợ hãi, kinh ngạc hoặc cười. Đặc biệt, cười thầm thậm chí là tác nhân mạnh nhất "đốn ngã" cô.
Một lần, khi đang băng qua đường cùng một người bạn và người bạn lại đột ngột kể chuyện khôi hài, Allen bật cười và ngay lập ngã quỵ khoảng 3 phút trước luồng xe cộ qua lại.
Phát biểu trước báo giới hôm 3/11, tiến sĩ Allen tái khẳng định: "Tôi thực sự ý thức được mình mắc chứng bệnh nghiêm trọng như thế nào. Các cuộc tấn công đến từ bất kỳ cảm xúc kinh ngạc hay sốc nào, nhưng nụ cười là tác nhân mạnh nhất".
Tiến sĩ Allen đã phải từ bỏ việc lái xe. Cô lần nào cũng bị tê liệt khi lại gần con gái đỡ đầu do cô bé luôn luôn tỏ ra vô cùng phấn khích.
Allen hiện thức giấc 20 - 30 lần mỗi đêm. Tuy nhiên, hiện đã có một loại thuốc mới với tên gọi Xyrem có thể cho phép nhà khoa học này hưởng một giấc ngủ đêm bình thường cũng như giúp cô kiểm soát vấn đề của mình.
Ước tính ở Anh có khoảng 250.000 người mắc chứng ngủ rũ. Rất nhiều trong số họ vẫn chưa được chẩn đoán bệnh. Tiến sĩ John Shneerson, một chuyên gia trong ngành nói, các bệnh nhân giống Allen thậm chí luôn tránh những mối quan hệ và thậm chí cả tắm rửa.
Tiến sĩ Claire Allen đang phải chống chọi với chứng tê liệt ngủ rũ. Ảnh: Daily Mail
Các cuộc "tấn công" kiểu này thường kéo dài từ 30 giây tới 5 phút. Chúng có thể xuất hiện do phản ứng của tiến sĩ Allen về sự sợ hãi, kinh ngạc hoặc cười. Đặc biệt, cười thầm thậm chí là tác nhân mạnh nhất "đốn ngã" cô.
Một lần, khi đang băng qua đường cùng một người bạn và người bạn lại đột ngột kể chuyện khôi hài, Allen bật cười và ngay lập ngã quỵ khoảng 3 phút trước luồng xe cộ qua lại.
Phát biểu trước báo giới hôm 3/11, tiến sĩ Allen tái khẳng định: "Tôi thực sự ý thức được mình mắc chứng bệnh nghiêm trọng như thế nào. Các cuộc tấn công đến từ bất kỳ cảm xúc kinh ngạc hay sốc nào, nhưng nụ cười là tác nhân mạnh nhất".
Tiến sĩ Allen đã phải từ bỏ việc lái xe. Cô lần nào cũng bị tê liệt khi lại gần con gái đỡ đầu do cô bé luôn luôn tỏ ra vô cùng phấn khích.
Allen hiện thức giấc 20 - 30 lần mỗi đêm. Tuy nhiên, hiện đã có một loại thuốc mới với tên gọi Xyrem có thể cho phép nhà khoa học này hưởng một giấc ngủ đêm bình thường cũng như giúp cô kiểm soát vấn đề của mình.
Ước tính ở Anh có khoảng 250.000 người mắc chứng ngủ rũ. Rất nhiều trong số họ vẫn chưa được chẩn đoán bệnh. Tiến sĩ John Shneerson, một chuyên gia trong ngành nói, các bệnh nhân giống Allen thậm chí luôn tránh những mối quan hệ và thậm chí cả tắm rửa.