Diêm vương tinh ở rìa hệ mặt trời đầy những bất ngờ, từ núi băng phun, khói sương mờ ảo và thung lũng khí nitro.
Phát hiện đáng chú ý nhất gần đây của vệ tinh New Horizons trong hành trình khám phá sao Diêm vương là hành tinh này vẫn đang hoạt động địa chất. Các bằng chứng về kiến tạo trên bề mặt băng giá gây bất ngờ tại một nơi cách xa mặt trời tới vậy khiến giới khoa học đang phải đau đầu.
Băng giá trên sao Diêm Vương.
Tạp chí Geophysical Research Letters đặt ra một giả thuyết đơn giản nhưng khá hấp dẫn, đó là Diêm vương tinh chỉ có lớp băng trên bề mặt, còn phía dưới là đại dương.
"Chúng tôi nhận thấy các hoạt động địa chất trên sao Diêm vương không phải từ bất kỳ yếu tố nào khác như vật chất lạ hay các biến đổi bất thường về vật lý, mà hoàn toàn do băng di chuyển", tác giả Noah Hammond cho biết.
Sao Diêm vương lúc chạng vạng.
Giả thuyết đại duơng lỏng trên Diêm vương tinh không mới. Điều chắc chắn lúc này là bề mặt Diêm vương tinh được bao phủ bởi băng, khí nitro, metane và CO2. Hơn nữa lý luận về lớp băng gốc lỏng chỉ cứng trên bề mặt và vẫn còn ở dạng dung dịch sâu phía dưới cũng được chấp nhận rộng rãi.
Nghiên cứu mới này cũng chỉ ra rằng các lớp địa hình xuất hiện khi băng vĩnh cửu loại II vẫn chưa có mặt, như vậy có nghĩa Diêm vương tinh không phải là khối rắn hoàn toàn và rất có khả năng một đại dương từ xưa vẫn còn tồn tại tới ngày nay.
Lớp băng vẫn còn khá "trẻ".
Nếu lý thuyết của Hammond được chứng thực, thì rất có khả năng toàn bộ những hành tinh chung cấu trúc trong vành đai Kuiper gần sao Hải vương đều có đại dương. Cho dù những đại dương ấy có thân thiện với sự sống hay không thì nó cũng khuyến khích con người tiếp tục khám phá vũ trụ.