Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu Mỹ, số hành tinh giống Trái đất với những đại dương sâu bao phủ và có thể có sự sống có lẽ nhiều hơn chúng ta vẫn nghĩ, bằng khoảng 1/3 số hành tinh của các Hệ mặt trời được phát hiện bên ngoài Hệ mặt trời của chúng ta.
“Sao Mộc nóng” là hành tinh có quỹ đạo rất gần với ngôi sao của hành tinh “mẹ”.
“Chúng tôi cho rằng có một loạt các hành tinh với đại dương bao phủ và có thể sinh sống được ở các Hệ mặt trời bên ngoài chúng ta”, Raymond nói.
Nhóm nghiên cứu từ Trường ĐH Colorado, Trường ĐH bang Penn. và Trung tâm các chuyến bay vũ trụ Goddard của NASA đã dùng máy tính để mô phỏng các kiểu khác nhau của sự hình thành các Hệ mặt trời. Họ phát hiện những hành tinh khí khổng lồ này có thể giúp hình thành các hành tinh giống như Trái Đất, nhỏ và cứng hơn và có quỹ đạo gần với Mặt trời, qua đó làm tan băng và cung cấp nước, nguồn gốc của sự sống, cho những hành tinh trẻ.
“Tôi cho rằng dứt khoát phải có các hành tinh có thể sinh sống được ở bên ngoài hành tinh chúng ta. Tuy nhiên sự sống trên các hành tinh này có thể rất khác với chúng ta”, Raymond nói.
T.VY