Con người chịu được bức xạ trên sao Hỏa

Các phi hành gia thực hiện sứ mệnh dài ngày đến sao Hỏa sẽ phải đối mặt với lượng bức xạ đáng kể, nhưng may mắn là họ vẫn có thể chịu đựng được.

Dữ liệu bức xạ vũ trụ do thiết bị tự hành Curiosity thu thập được, goi tắt là RAD, cho thấy các phi hành gia sẽ hứng chịu lượng bức xạ tổng cộng khoảng 1,1 sievert (đơn vị bức xạ) trong suốt hai năm rưỡi thực hiện sứ mệnh sao Hỏa, theo Space.com dẫn thông tin từ NASA.


Thiết bị tự hành Curiosity đã cung cấp thông tin về lượng bức xạ trên sao Hỏa 

Sứ mệnh kéo dài hai năm rưỡi này bao gồm 180 ngày bay đến sao Hỏa, 600 ngày trên bề mặt hành tinh đỏ và thêm 180 ngày quay về Trái đất.

Nhà khoa học Don Hassler của Viện Nghiên cứu Tây Nam (Mỹ) cho hay, lượng bức xạ giới hạn trong sự nghiệp của nhà du hành vũ trụ được tính bằng sievert.

Bức xạ trên bề mặt sao Hỏa vào khoảng 0,7 millisievert/ngày, tương đương với mức từ 0,4 đến 1 millisievert/ngày ở khu vực quỹ đạo thấp.

Lượng bức xạ trong chuyến hành trình mới là điều đáng lo ngại, với trung bình 1,9 millisievert/ngày trong suốt 8 tháng.

“Chúng ta có thể sống sót trên bề mặt sao Hỏa”, chuyên gia Hassler cho biết, và ông nhấn mạnh rằng phần khó khăn nhất chính là chuyến hành trình dài để đến được hành tinh đỏ.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video