Con người có thể sống sót trên sao Hỏa

Thiết bị thăm dò tự hành Curiosity của Mỹ nhận thấy bức xạ trên sao Hỏa tương đương với bức xạ trên quỹ đạo thấp của địa cầu nên con người có thể hoạt động bình thường trên hành tinh đỏ.

Curiosity đã phân tích nồng độ bức xạ trên sao Hỏa từ khi nó đáp xuống hành tinh đỏ hồi tháng 8. Kết quả của những lần phân tích đầu tiên cho thấy nồng độ bức xạ trên sao Hỏa tương đương nồng độ bức xạ trên Trạm Không gian Quốc tế, một thiết bị đang di chuyển trên quỹ đạo thấp của địa cầu, Space đưa tin.


Một bức ảnh về Curiosity do chính thiết bị chụp trên sao Hỏa. (Ảnh: NASA)

"Chắc chắn các phi hành gia có thể sống trong môi trường của sao Hỏa", Don Hassler, nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Southwest tại Mỹ, phát biểu. Hassler là trưởng nhóm chuyên gia phân tích bức xạ trên sao Hỏa bằng thiết bị mang tên Radiation Assessment Detector của Curiosity.

Việc phân tích nồng độ bức xạ trên sao Hỏa sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn quá khứ của hành tinh đỏ. Dữ liệu về bức xạ cũng là thông tin hữu ích đối với hoạt động lập kế hoạch đưa người lên sao Hỏa trong tương lai.

"Nồng độ bức xạ trên bề mặt sao Hỏa bằng khoảng một nửa nồng độ bức xạ mà Curiosity hứng chịu trong quá trình bay tới hành tinh đỏ trong 9 tháng", Hassler cho biết.

Phát hiện cho thấy bầu khí quyển sao Hỏa, dù độ dày chỉ bằng 1% so với bầu khí quyển trái đất, vẫn có khả năng ngăn chặn các hạt mang năng lượng và di chuyển nhanh từ vũ trụ.

Hassler và các đồng nghiệp cũng nhận thấy nồng độ bức xạ trên sao Hỏa tăng hoặc giảm từ 3 tới 5% mỗi ngày, tương ứng với sự tăng hoặc giảm độ dày của bầu khí quyển.

Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video