Côn trùng... lương thực của phi hành gia trong tương lai

Kể từ khi nhân loại bắt đầu đặt chân vào vũ trụ, thức ăn của phi hành gia luôn được cải tiến sao cho phù hợp với môi trường không trọng lực. Món đầu tiên là kem không gian, sau đó là các loại mì, bánh sôcôla... Sắp tới, nguồn thực phẩm cho thực khách không gian có thể là... côn trùng.

Những chuyến bay dài trong không gian, chẳng hạn như đến sao Hỏa, đòi hỏi các nhà du hành phải tự trồng thực phẩm cho riêng mình nhưng chế độ ăn với ngũ cốc và rau củ không cung cấp hiệu quả chất béo và các axít amin. Để giải quyết vấn đề này, Cơ quan Thám hiểm không gian Nhật Bản (JAXA) đang nghiên cứu dự án nuôi côn trùng làm thức ăn cho phi hành gia.

Theo nhà nghiên cứu Canada Robert Kok, côn trùng sinh sản rất nhanh, vì vậy những trang trại mi-ni có thể sản xuất nguồn thực phẩm ổn định cho người hay các loài động vật khác. Chúng cũng chuyển hóa hiệu quả những chất mà con người không thể ăn được như lá dâu tằm ăn, gỗ, chất thải... thành thể trọng. Do vậy, những côn trùng như tằm, bọ cánh cứng, mối hoặc sâu có thể giúp bổ sung vào lượng dinh dưỡng thiếu hụt trong khẩu phần ăn của phi hành gia. Các nhà nghiên cứu Nhật từng làm bánh quy từ con tằm.

Phi hành gia Nhật Bản Soichi Noguchi – người đầu tiên đưa mì ăn liền vào không gian. (Ảnh: pref.osaka.jp)

JAXA nảy ra ý định làm “thực đơn không gian” theo phong cách ẩm thực của người Nhật cho phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) sau khi nhà du hành Soichi Noguchi húp mì ăn liền trong chuyến bay trên tàu Discovery của Mỹ năm 2005. Với sự hỗ trợ của các công ty thực phẩm như Nissin Food Products, đến nay JAXA chế biến món “bánh nếp chiên không gian”, “súp rong biển không gian” và “trà xanh không gian”. Hiện tại, cơ quan này đang thử nghiệm món cà-ri bò Nhật Bản, nước sốt miso chế biến bằng cá thu và bánh đậu đỏ.

Để đáp ứng các tiêu chuẩn không gian, thực phẩm phải có thời hạn sử dụng ít nhất 1 năm, giàu dinh dưỡng, dễ chuẩn bị và có thể ăn trong điều kiện không trọng lực. Một số có thể ăn liền như bánh sôcôla và trái cây, một số khác cần thêm nước như mì ống (sợi), phô mai. Trong tàu vũ trụ và trên ISS cũng có nhà bếp dã chiến để hâm nóng thức ăn. Do không có tủ lạnh nên thực phẩm không gian phải được trữ theo cách riêng để tránh bị hư hỏng. Các loại gia vị được cung cấp trong không gian như sốt cà chua, mù tạc và sốt mayonnaise. Muối và tiêu cũng có nhưng chỉ ở dạng lỏng bởi nếu rắc, chúng sẽ bay tứ tung. Điều này sẽ nguy hiểm vì chúng có thể làm kẹt hệ thống thông hơi, làm dơ thiết bị hoặc bay vào mắt, mũi hay miệng của phi hành gia.

Mỗi ngày, các nhà du hành ăn 3 buổi gồm sáng, trưa và chiều với nguồn thực phẩm do Mỹ và Nga sản xuất bảo đảm cân bằng hàm lượng giữa vitamin và khoáng chất. Nhu cầu calorie của phi hành gia khác nhau tùy thể trọng và giới, chẳn hạn nữ phi hành gia vóc người nhỏ chỉ cần 1.900 calorie/ngày trong khi đồng nghiệp nam dáng cao to mỗi ngày cần khoảng 3.200 calorie. Có nhiều loại thực phẩm và thức uống cho phi hành gia chọn lựa như trái cây, bơ đậu phộng, gà, thịt bò, hải sản, bánh ngọt, kẹo..., cà phê, trà, nước cam, nước chanh, nước ép trái cây các loại, và tất cả được đóng gói sao cho thực phẩm không bay lơ lửng trong khoang tàu vũ trụ.

N.MINH

Theo Pravda, Báo Cần Thơ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video