Công nghệ sạc không dây từ xa mới, dùng đơn giản như cách smartphone bắt wifi

"Sạc không dây" là một cụm từ rấy phù phiếm, bởi gần như 100% các loại "sạc không dây" trên thị trường hiện nay đều sử dụng tấm sạc, và bạn vẫn phải để smartphone của mình lên nó. Yank Technologies sẽ thay đổi điều đó.

Lưới điện không dây mà nhà vật lý Nikola Tesla tưởng tượng ra có vẻ như là một giải pháp lý tưởng cho hình thức sạc thiết bị không dây trong tương tai. Thành thật mà nói, có ai mà không thích việc sạc smartphone của mình mà chẳng cần cắm vào ổ điện hay đặt nó trên tấm sạc, hoặc lục tung cả nhà lên để tìm cổng kết nối phù hợp?

Bởi không thấy bóng dáng của loại sạc này trên thị trường, bạn sẽ nghĩ rằng nó chỉ là một giấc mơ viển vông mà thôi. Tuy nhiên, nhờ những bộ óc thiên tài của đại học Columbia mà giấc mơ kia sẽ không còn xa vời nữa đâu.


Công nghệ sạc không dây tương tự như cách mà smartphone của bạn bắt wifi, lấy tên là MotherBox.

Yank Technologies, một startup có trụ sở là phòng thí nghiệm của đại học Columbia, đã phát minh ra công nghệ sạc không dây tương tự như cách mà smartphone của bạn bắt wifi, lấy tên là MotherBox và nó có khả năng cung cấp điện liên tục cho nhiều thiết bị ở khoảng cách tương đối xa. Nó chẳng cần dây rợ, tấm sạc, dock sạc hay bất kỳ loại kết nối vật lý gì giữa nguồn pin và smartphone cả. Toàn bộ việc nạp điện sẽ thông qua không khí.

Cách sử dụng MotherBox rất đơn giản. Một khi thiết bị nhận được kết nối với smartphone Android hoặc iPhone, máy sẽ bắt đầu sạc pin. Thiết bị càng ở gần nguồn sạc thì năng lượng được truyền vào máy càng nhanh.


MotherBox - sạc không dây đích thực.

Người dùng hoàn toàn có thể di chuyển xung quanh MotherBox mà không sợ lo lắng điện thoại của mình không nhận được điện bởi thiết bị phát đã tính toán đến trường hợp này và sẽ bù lại điện khi gặp vật cản hay bị gián đoạn. Một ứng dụng trên smartphone sẽ cho người dùng tùy chỉnh mức độ sạc và hiển thị thông báo khi "chú dế yêu" của bạn sắp hết pin.

MotherBox và phiên bản mini có khoảng cách tối đa lần lượt là 50cm và 25cm. MotherBox phải kết nối với ổ điện, nhưng MotherBox mini lại trang bị viên pin có khả năng sạc lại, rất thuận tiện để mang đi dã ngoại. Cả hai đều có cáp USB và thiết bị nhận điện tặng kèm sẵn.


Thiết bị càng ở gần nguồn sạc thì năng lượng được truyền vào máy càng nhanh.

Đội ngũ chế tạo ra MotherBox, do Yank và Jin Li chỉ đạo, đã hoàn thành một phiên bản thử của MotherBox có các phần mềm, thuật toán sẵn sàng và hoàn chỉnh. Họ đang kêu gọi gây quỹ trên trang Indiegogo với mục tiêu thu về 25.000 USD và những người giúp họ sản xuất sẽ được chúng với giá chỉ 79 USD (tương đương 1,73 triệu đồng).

Yank Technologies không phải startup duy nhất muốn hiện thực hóa chiếc sạc không dây. WattUP của Energous Technology cũng cho khả năng sạc không dây qua nhiều hình thức khác nhau, trong đó bao gồm một dock sạc nhỏ cự li ngắn, một thanh gắn vào máy tính PC cho khả năng sạc tầm trung và một cục pin cỡ đại có khả năng phát năng lượng đến 4,5 mét theo mọi hướng khác nhau. Cota của Ossia Technoly có thể sạc điện cho nhiều thiết bị một lúc. Và trạm sạc XE của TechNovator có thể sạc cho smartphone cách nó hơn 5 mét.


Phiên bản thử nghiệm của MotherBox.

Dù có nhiều đối thủ nặng ký, tuy nhiên đội ngũ MotherBox vẫn rất lạc quan về sản phẩm của mình. "Công nghệ ngày nay như một chiếc xe Ferrari hết sức hấp dẫn nhưng lại đang chuẩn bị hết xăng. Nó rất đẹp đẽ và tuyệt vời, tuy nhiên lại bị giới hạn tiềm năng đích thực của mình. Nó không nhất thiết phải như vậy", Josh Yank, CEO của Yank Technologies cho biết. "Chúng tôi đang rất nóng lòng ra mắt MotherBox để giúp công nghệ sạc không dây trở nên phổ biến hơn trong tương lai".

Sạc không dây là gì?

Sạc không dây là kiểu sạc mà bạn không cần cắm cáp vào smartphone để sạc nó. Đơn giản chỉ cần đặt nó trên một tấm hoặc đế đặc biệt để bắt đầu quá trình sạc pin.

Để sạc không dây bạn cần gì?

Bạn cần đầu tiên là một chiếc điện thoại hỗ trợ sạc không dây hoặc ốp hỗ trợ sạc không dây nếu điện thoại không hỗ trợ. Thứ hai là một bộ sạc không dây. Những đế sạc hoặc tấm sạc nhỏ này có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau, từ cỡ bằng con chuột, đến chiếc đĩa nhỏ được chế tạo thành đồ nội thất, có sẵn với giá khoảng vài trăm nghìn.

Cập nhật: 20/02/2019 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video