Công nghiệp công nghệ xanh

Trung tâm nghiên cứu môi trường bền vững (Đại học Đài Nam) và Viện nghiên cứu công nghệ công nghiệp Đài Loan vừa giới thiệu và chuyển giao kinh nghiệm xây dựng mô hình công nghệ xanh của Khu khoa học và công nghệ thân môi trường để Việt Nam áp dụng, triển khai.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, mô hình công nghệ này sẽ có triển vọng áp dụng ở Việt Nam, đặc biệt là trong các khu công nghệ cao như Hòa Lạc và TP Hồ Chí Minh.

Ông Chih C. Chao - cố vấn cao cấp Trung tâm thương mại quốc tế ITRI Đài Loan cho biết: Để triển khai mô hình công nghệ này, ở mỗi cấp quốc gia thì cơ quan bảo vệ môi trường phải có nhiệm vụ xây dựng một hệ thống kế hoạch tổng thể về phát triển các khu công nghiệp sinh thái (ESTP) và hỗ trợ tài chính cho các chương trình khuyến khích. Về phía chính quyền các địa phương cấp tỉnh sẽ phải có trách nhiệm cung cấp đất xây dựng cơ sở hạ tầng; đồng thời quảng bá và phát triển các khu công nghiệp sinh thái đó.

Theo đó, mỗi khu công nghiệp công nghệ sinh thái sẽ được thiết kế gồm bốn phần cơ bản, gồm: một khu sản xuất quy mô lớn, khu nghiên cứu và đào tạo (R&D) triển lãm và các thiết bị hỗ trợ.

Các khu này sẽ được thiết kế để thúc đẩy sự phát triển của các hệ thống kinh tế xã hội theo một vòng tròn khép kín trong khu vực. Hệ thống này sẽ được thông qua giới thiệu kết hợp giữa nguyên liệu và năng lượng tái sinh, sản xuất các thiết bị môi trường hiệu quả cao và các ngành công nghiệp công nghệ sạch có tính chiến lược vào trong các khu công nghiệp tương ứng. Tất cả các công ty xin gia nhập khu công nghiệp sẽ phải tuân thủ quy trình sàng lọc nghiêm ngặt trước khi đủ tiêu chuẩn nhận được sự hỗ trợ từ ESTP. Sự ưu tiên sẽ được dành cho các công ty công nghệ đang sở hữu các yếu tố về đổi mới và tinh thần doanh nghiệp.

Các biện pháp khuyến khích tài chính trong khu công nghiệp công nghệ xanh sẽ được bảo đảm cụ thể bằng việc cắt giảm và miễn thuế cho các dự án đầu tư vào trong nước; hỗ trợ tương đương 50% phí thuê đất, 10% vốn và chi phí sản xuất lên đến 800.000 USD. Riêng chi phí R&D sẽ lên tới 160.000 USD trong trường các dự án nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và 320.000 USD cho các dự án nghiên cứu thử nghiệm.

Các chương trình hỗ trợ của Chính phủ chủ yếu tập trung cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về marketing và bán hàng, bảo đảm việc cung cấp nguyên liệu thô, đặt ra tiêu chuẩn và quy cách kỹ thuật của sản phẩm từ đó ưu đãi thu mua các sản phẩm xanh. Và vấn đề quan trọng hơn là dịch vụ hành chính một cửa sẽ được chính quyền các tỉnh cung cấp để hỗ trợ việc nộp hồ sơ giấy phép và xin cho phép theo yêu cầu.

Được bắt đầu từ năm 2003 với tổng số kinh phí 185 triệu USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các chương trình hỗ trợ, mục tiêu ngành công nghệ xanh đưa ra sẽ thu hút được khoảng 500 triệu USD tổng số vốn đầu tư từ khu vực tư nhân. Mục tiêu lớn nhất của chương trình này là thiết lập một nền tảng kinh doanh công nghệ xanh theo hướng lợi nhuận, thâm nhập vào thị trường châu Á bằng việc tối đa hóa nguyên liệu và năng lượng sử dụng trong các khu vực. Và đến nay, đã có bốn khu công nghiệp sinh thái nhu vậy ở Đài Loan đã được thành lập.

Ông Chih C. Chao cho biết: Chỉ sau hơn hai năm, đã có 36 công ty đạt được các tiêu chuẩn và được chuyển vào khu công nghiệp sinh thái. Đến nay, tổng đầu tư khối tư nhân đã đạt khoảng 240 triệu USD, trong khi đó, tổng doanh thu dự kiến mỗi năm sẽ đạt khoảng 480 triệu USD. Và kế hoạch đưa ra sẽ có ít nhất 80 công ty tham gia vào bốn khu công nghiệp sinh thái đưa mức doanh thu lên khoảng 1 tỷ USD mỗi năm. Và một điều quan trọng hơn, khoảng 3 triệu tấn vật liệu có thể được tái sinh. Rác thải hằng năm sẽ được thu gom sản xuất tái sử dụng.

Không chỉ riêng Đài Loan mà các nước đang phát triển như Việt Nam, rác thải đã và đang gây ô nhiễm môi trường và trở thành vấn đề nan giải ở cấp quốc gia. Chính sự hợp tác giữa Chính phủ và giới kinh doanh trong phát triển mô hình công nghệ xanh đã biến những thách thức về quản lý, xử lý rác thải thành một cơ hội kinh doanh xanh mang lại nhiều lợi nhuận lớn.

Từ đây, các mạng lưới công nghiệp sinh thái sinh lợi được thành lập thông qua sự hợp tác công nghiệp theo hướng thị trường. Mối liên kết giữa tạo ra rác thải với những người sử dụng sản phẩm tái sinh hình thành thông qua vận hành công nghệ xanh có giá trị gia tăng. Điều này sẽ góp phần bảo đảm phát triển bền vững và tạo năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa và của quốc gia.

Xây dựng và phát triển công nghệ xanh là cần thiết và đã được hình thành ở nhiều quốc gia với mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường trước sức ép phát triển kinh tế thiếu bền vững. Ông Chih C. Chao cho rằng, mô hình này là hoàn toàn phù hợp ở Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam cũng như các quốc gia muốn phát triển công nghệ này cần phải vạch rõ kế hoạch trước và xây dựng các khu công nghiệp sinh thái để sử dụng một cách tối ưu các nguồn nguyên liệu và năng lượng trong các hệ thống cộng đồng và công nghiệp, mang lại nhiều lợi ích cho phát triển kinh tế đất nước, bảo vệ môi trường.

Thời báo kinh tế Việt Nam, Nhân dân
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video