Công thức tạo ra loại xi măng mới làm giảm lượng lớn khí CO2

Nhằm giảm lượng khí carbon dioxite (CO2) thải ra môi trường trong quá trình sản xuất xi măng, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Massachusetts (MIT-Mỹ) đã phát triển công thức chế tạo xi măng mới sử dụng hợp lý tỷ lệ giữa các thành phần vật liệu.

>>> Xi măng thông minh chịu được cả bom phá
>>> Xi măng chống phóng xạ

Thông thường, sản xuất xi măng đòi hỏi phải nung đá vôi và đất sét ở nhiệt độ khoảng 1.500°C. Năng lượng dùng để nung hỗn hợp trên và các phản ứng hóa học kèm theo thải ra khí CO2, một quá trình mà các nhà khoa học cho là đóng góp khoảng 5-10% tổng lượng khí nhà kính của các ngành công nghiệp.

Sau khi xem xét quá trình chế tạo xi măng, nhóm nghiên cứu do chuyên gia Roland Pellenq dẫn đầu nhận thấy việc giảm tỷ lệ chất vôi so với thành phần đất sét giàu silica có thể giúp giảm đáng kể lượng khí thải CO2. Trước nay, tỷ lệ vôi so với silica có thể dao động từ 1,2 đến 2,2, dù 1,7 được coi là tiêu chuẩn trong sản xuất xi măng. Nhưng khi so sánh thành phần hóa học, các nhà nghiên cứu xác định 1,5 mới là tỷ lệ tối ưu.

Sự thay đổi nhỏ này về hàm lượng vôi có thể giảm đến 60% lượng khí CO2. Ngoài ra, hỗn hợp mới cũng được chứng minh có khả năng chống nứt gãy cao gấp đôi so với xi măng bình thường.

Tới đây, các nhà khoa học sẽ phải thực hiện một nghiên cứu chuyên sâu hơn để đảm bảo phương pháp sản xuất xi măng mới có thể áp dụng vào quy trình kỹ thuật. Chuyên gia Pellenq cho rằng xi măng mới sẽ trở thành giải pháp hữu ích cho ngành công nghiệp dầu khí, giúp ngăn ngừa tình trạng rò rỉ và nứt gãy đường ống.

Tiêu đề đã được khoahoc.tv đặt lại.

Theo Báo Cần Thơ, Gizmag
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video