Công viên mới bảo tồn chim cánh cụt và các loài vật biển tại Argentina

Hiệp hội bảo tồn đời sống hoang dã vườn thú Bronx Zoo mới công bố rằng nỗ lực của họ trong việc bảo vệ sự đa dạng của đời sống hoang dã ở vùng bờ biển Nam Mỹ đã được đền đáp: một công viên bảo tồn đời sống hoang dã đã được chính phủ Argentina chính thức đưa vào luật.

Công viên này bảo vệ nửa triệu chim cánh cụt cùng một số loài chim biển rất hiếm và loài hải cẩu duy nhất của Nam Mỹ. Đây là khu vực bảo tồn đầu tiên tại Argentina được thiết kế để che chở không chỉ cho những bày đàn sinh đẻ trên bờ mà đồng thời cả những khu vực trên biển nơi các loài động vật tìm kiếm thức ăn.

Sự thành lập công viên này là nỗ lực chung của ngành công viên quốc gia Argentina, Chính quyền Chubut, Hiệp hội bảo tồn đời sống hoang dã và tổ chức tự nhiên Fundación Patagonia, với sự hỗ trợ từ Chương trình phát triển môi trường toàn cầu của Liên hiệp quốc.

Các nhà nghiên cứu WCS, làm việc với Tổ chức tự nhiên Fundación Patagonia, đã cung cấp dữ liệu quan trọng về đời sống hoang dã để đảm bảo rằng biên giới của công viên bao gồm cả khu vực trên bờ và vùng biển liền kề. Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng khu vực này cần được bảo vệ do áp lực ngày càng tăng từ việc đánh bắt cá và công nghiệp dầu mỏ.

Tiến sĩ Guillermo Harris, giám đốc của Chương trình Argentina, Hiệp hội bảo tồn đời sống hoang dã cho biết: “Công viên bảo vệ một trong những hệ sinh thái biển trù phú và có năng lực sinh sản lớn nhất trên hành tinh. Sự thành lập công viên này vào thời điểm mà nhiều loài động vật bị ngành công nghiệp đánh bắt và năng lượng của khu vực đe dọa”.

Khảng 500.000 chim cánh cụt Magellanic hiện sinh sống dưới sự bảo vệ của một công viên bảo tồn mới tại Golfo San Jorge, Argentina. (Ảnh: Graham Harris/Hiệp hội bảo tồn đời sống hoang dã).

Nằm tại Golfo San Jorge tại tỉnh Chubut, khoảng 1056 dặm (1700 km) phía Nam Buenos Aires, khu vực bảo tồn này che phủ 250 dặm vuông (647 km vuông) biển gần bờ và những hòn đảo lân cân cùng khoảng 100 dặm (160 km) bờ biển.

Khu vực này có tác dụng như địa điểm làm tổ và sinh sản của khoảng 1/4 triệu cặp chim cánh cụt Magellanic, chiếm khoảng 25% tổng số loài vật này tại Patagonia. 50 hòn đảo nhỏ trong khu vực cũng là nơi làm tổ của hai đàn chim hải âu pêtren phương Nam, chiếm hơn 80% tổng số loài vật này tại Patagonia. Những loài vật khác cư trú tại ốc đảo này bao gồm mòng biển Olrog đang bị đe dọa, vịt đàu trắng, và khoảng 1/3 chim cốc hoàng đế và chim cốc đá của Argentina.

Trong khi vùng bờ biển này chưa được phát triển, đời sống hoang dã ở đây luôn bị lưới đánh bắt cá thương mại đe dọa. Ô nhiễm dầu từ những tàu chuyên chở xăng dầu từ phía Nam Patagonia đến Buenos Aire, cùng với mở rộng khoan dầu ngoài khơi, cũng đóng vai trò như một mối đe dọa tiềm tàng cho đời sống hoang dã trong những năm gần đây.

Quỹ Mitsubishi đã cung cấp tài trợ cho việc hình thành khu vực bảo tồn có một không hai này cũng như các nỗ lực về nhiều mặt khác của WCS nhằm bảo vệ vùng bờ biển Patagonia, bao gồm chương trình Biển và bầu trời, nhằm đảm bảo sự phát triển lâu dài của biển Patagonian bằng cách kết hợp khoa học tiên tiến, xây dựng nguồn lực và tuyên truyền cổ động bảo tồn biển.

WCS đã hoạt động tại Patagonia từ những năm 1960, thực hiện nhiều nghiên cứu bảo tồn đối với cá voi đầu bò, chim cánh cụt Magellanic, voi biển phương Nam, và các loài vật hoang dã quý hiếm khác. WCS điều hành hơn 740.000 hécta khu vực đời sống hoang dã tại Tierra del Fuego, Chilê, một phần của đất hiến tặng của Goldman Sachs năm 2004.

G2V Star (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video