Costa Rica vận hành radar không gian tiên tiến nhất thế giới

Costa Rica hôm 22/4 đưa vào hoạt động một radar mạnh mẽ có khả năng phát hiện vật thể nhỏ tới 2 cm bay qua quỹ đạo Trái đất thấp.

Công cụ này được phát triển bởi công ty LeoLabs có trụ sở ở thung lũng Silicon của Mỹ và đối tác Ad Astra Rocket của Costa Rica. Nó nằm ở thị trấn Filadelfia de Carrillo, tỉnh Guanacaste, cách thủ đô San José khoảng 200 km về phía tây bắc.


Radar mới có khả năng phát hiện một mảnh vỡ hoặc vật thể chỉ rộng 2cm.

"Đây là loại radar tiên tiến nhất trên thế giới", Tổng thống Costa Rica Carlos Alvarado nhấn mạnh trong một tuyên bố. "Nó có thể giám sát các vật thể chuyển động trong quỹ đạo thấp của Trái đất, gần đường xích đạo của hành tinh, một lợi thế do vị trí địa lý mang lại".

Với bốn tấm phản xạ khổng lồ có thể thu được một lượng nhỏ sóng vô tuyến, radar mới có khả năng phát hiện một mảnh vỡ hoặc vật thể chỉ rộng 2 cm và đang bay với tốc độ 30.000 km/h trên quỹ đạo - mối đe dọa đối với mạng lưới vệ tinh và tàu vũ trụ.

"Điều này có tầm quan trọng sống còn đối với toàn bộ cơ sở khách hàng của LeoLabs, bao gồm các nhà khai thác vệ tinh, cơ quan quản lý không gian, công ty bảo hiểm và cộng đồng khoa học", Dan Ceperley, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành LeoLabs, cho biết.

Cựu phi hành gia NASA và đồng sáng lập LeoLabs Edward Lu giải thích rằng mỗi dịch vụ mà họ cung cấp, bao gồm cảnh báo va chạm hay theo dõi các vụ phóng sớm, đều hưởng lợi từ dữ liệu bổ sung được cung cấp bởi radar không gian ở Costa Rica.

"Kết hợp với các radar khác của LeoLabs, công cụ mới sẽ mở rộng khả năng của chúng tôi trong việc cung cấp bản đồ thời gian thực của các vật thể được tìm thấy trong quỹ đạo Trái đất tầm thấp. Đây chính xác là loại dự án sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của khoa học không gian và cải thiện sự an toàn cho các chuyến bay vũ trụ", phi hành gia người Costa Rica Franklin Chang-Díaz, lãnh đạo của Ad Astra Rocket, nói thêm.


Radar không gian tiên tiến nhất thế giới ở Costa Rica. (Video: Sharjah24 News).

Cập nhật: 26/04/2021 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video