Cua hoàng đế chỉ ăn được chân thôi mà tại sao đắt đỏ đến thế?

Một con cua hoàng đế có thể mang mức giá cả chục triệu đồng mà vẫn chẳng có hàng để bán. Tại sao lại đắt thế nhỉ?

Nếu phải lựa chọn ra danh sách những món hải sản đắt đỏ nhất, cua hoàng đế (có nơi gọi là huỳnh đế) chắc chắn phải có một chỗ trong đó, thậm chí nằm trên top đầu.

Đã từ rất lâu rồi, những chú cua khổng lồ dài cả mét này được giới nhà giàu sẵn sàng trả giá lên tới hàng chục triệu đồng, mà vẫn chẳng có hàng để bán.


Cua hoàng đế - những chú cua khổng lồ đắt đỏ trên bàn tiệc.

Những chú cua này đắt không phải vì người Việt thích chơi sang đâu. Trên thế giới, đây cũng là món ăn cực kỳ đắt đỏ, chỉ khác ở chỗ, người nước ngoài bán cua theo đơn vị chân và càng.

Như tại Alaska - nơi có thể đánh bắt được những chú cua hoàng đế đỏ nổi tiếng nhất thế giới, họ cũng bán theo hình thức như vậy, với mức giá từ 24 USD (khoảng 550.000VND)/nửa ký. Nếu chân to, càng to, giá trị sẽ còn bị đẩy cao hơn nữa.

Điều này cũng khá dễ hiểu, vì với cua hoàng đế, chân và càng là những nơi ngon nhất, chứa nhiều thịt của nhất, còn thân cua thì gần như chẳng có gì.


Với cua hoàng đế, chân và càng là những nơi ngon nhất.

Mỗi con cua chỉ có 3 cặp chân và 2 càng, trong đó thịt ở chân có chất lượng cao hơn. Đây quả thực là một điều may mắn, vì nếu thịt ở càng ngon hơn, giá cua hoàng đế có lẽ còn đắt hơn bây giờ rất nhiều.

Nhưng với một loài cua chỉ ăn được chân, liệu có đáng để bỏ ra số tiền nhiều đến vậy? Thực ra mọi chuyện đều có nguyên do của nó.

Tại sao cua hoàng đế lại đắt tiền?

Trước tiên, hãy tìm hiểu đôi nét về loài cua này đã. Cua hoàng đế - king crab (Paralithodes camtschaticus) rất xứng danh vua của loài cua, vì chúng là những con cua lớn nhất thế giới. Một con cua hoàng đế đỏ có thể đạt sải chân dài tới 1,8m, nặng hơn 10kg lận.


Một con cua hoàng đế đỏ có thể đạt sải chân dài tới 1,8m, nặng hơn 10kg.

Nhưng cua đắt không phải là vì kích cỡ, mà do công đoạn bắt được nó chẳng hề dễ dàng. Cua hoàng đế trưởng thành thường sống ở những vùng nước lạnh, với nhiệt độ trung bình khoảng 3,2 - 5,5°C. Độ sâu nơi chúng ở phải lên tới 200, thậm chí là 300m.

Biển lạnh, lại phải lặn sâu, rõ ràng để bắt được cua hoàng đế là rất khó khăn. Ấy là chưa kể mùa săn cua hoàng đế thường diễn ra vào tháng 10 - thời điểm các vùng biển phía Bắc trở nên cực kỳ lạnh và hung dữ, tức là nguy hiểm hơn.

80% ngư dân bắt cua thiệt mạng do bị cuốn xuống biển hoặc bị giảm nhiệt thân thể. Chuyện thương tích do va đập, tai nạn với máy móc thường xuyên xảy ra. Rủi ro và khó khăn lớn, lợi nhuận đương nhiên phải cao hơn - một bài toán tài chính đơn giản. Toàn bộ chi phí ấy được đổ xuống đầu người tiêu dùng.


Cua hoàng đế đắt một phần là vì khó khăn để đánh bắt.

Thêm một lý do khác khiến cua hoàng đế đắt hơn những hải sản khác như tôm hùm, đó là vì tôm hùm có thể nuôi được, còn cua thì không. Tại sao? Vì cua lớn quá chậm - cần đến 7-10 năm để đạt kích cỡ cần thiết. Trong khoảng thời gian ấy, chi phí bỏ ra là quá lớn, nên nó được xem là bất khả thi.

Không phải cua nào cũng có giá giống nhau


Ở Việt Nam cũng có cua hoàng đế, nhưng chủ yếu là loại màu xanh (blue).

Kỳ thực cùng gọi là cua hoàng đế, nhưng loài cua này có tới 3 loại phổ biến: đỏ (red), xanh (blue), và vàng (golden). Trong đó, cua đỏ có giá trị cao nhất, vì đây là loại có nhiều thịt nhất. Ngoài ra còn một loại thứ tư - cua hoàng đế scarlet - nhưng chúng tương đối hiếm nên thường không được nhắc đến.

Ở Việt Nam cũng có cua hoàng đế, nhưng chủ yếu là loại màu xanh (blue). Dù chất lượng không bằng, nhưng cua xanh ăn cũng rất ngon, và giá trị cũng chẳng thua kém là bao.

Cập nhật: 11/01/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video