Cực quang tuyệt đẹp bao phủ cầu Mackinac nổi tiếng

Người dân đã đăng lên mạng xã hội nhiều hình ảnh, clip tuyệt đẹp về hiện tượng cực quang- "hào quang phương Bắc" trên bầu trời bang Michigan (Mỹ).

Vị trí quan sát tốt nhất cực quang nằm ở bờ hồ thành phố Mackinaw, nhìn về hướng cây cầu Mackinac – một trong những cây cầu dài, đẹp nhất thế giới và nổi tiếng bởi gắn liền với cảnh quan và các hiện tượng tự nhiên lý thú.

Clip dài 43 giây quay nhanh thời gian từ khi trời còn sáng đến lúc cực quang xuất hiện của ông Dustin Dilworth (Gaylord, Michigan) đăng tải trên facebook có lẽ là những hình ảnh được chia sẻ nhiều nhất:

Theo NASA, cực quang xảy ra khi các hạt vũ trụ chạm vào bầu khí quyển Trái đất. Các hạt này là các electron bắt nguồn từ vùng không gian bên ngoài khí quyển nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi từ trường trái đất.

Các nhà khí tượng trong nước dự báo cực quang sẽ xuất hiện từ trước nên nhiều người đã đổ xô đến đây để quan sát cực quang, một hiện tượng còn được người dân Mỹ gọi là "hào quang phương Bắc".


Cực quang bao phủ cầu Mackinac.

Khi rơi vào khí quyển, các electron vũ trụ truyền năng lượng cho các phân tử oxy và ni-tơ trong không khí, kích thích hạt nhân các phân tử này và tạo ra các vụ nổ năng lượng nhỏ. Vô số những vụ nổ năng lượng này hợp thành cực quang kỳ ảo và nhiều màu sắc.

Người dân Michigan cho biết đây không phải là lần đầu tiên cực quang xuất hiện. Vị trí địa lý, khí hậu, môi trường nơi đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều hiện tượng tự nhiên kỳ thú.

Cập nhật: 10/05/2018 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video