Da làm lành vết thương như thế nào?

Cơ quan lớn nhất của cơ thể chẳng phải gan hay não bộ mà chính là da, với tổng diện tích vào khoảng 2 mét vuông ở người lớn. Mặc dù mỗi vùng da khác nhau có những đặc tính khác nhau, hầu hết bề mặt da thực hiện các chức năng xúc giác và tiết mồ hôi. Nhưng sau khi bị thương nặng vùng da vừa lành sẽ trông khác so với vùng da xung quanh và có thể không thể phục hồi hoàn toàn như ban đầu trong một khoảng thời gian. Để hiểu được tại sao, chúng ta cần xem kỹ cấu trúc của da người.

Lớp trên cùng được gọi là biểu bì bao gồm hầu hết các tế bào vững chắc, còn gọi là tế bào keratin (lớp sừng) và có chức năng bảo vệ. Vì lớp tế bào ngoài cùng này sẽ tróc ra và được thay mới liên tục nên chúng dễ dàng lành lại. Nhưng đôi khi ta gặp những vết thương đâm sâu vào lớp bì nơi có nhiều mạch máu, tuyến nhờn, tuyến mồ hôi và hệ thống dây thần kinh giúp da thực hiện nhiều chức năng.

4 giai đoạn tái tạo được kích hoạt khi da bị thương

Đầu tiên, giai đoạn cầm máu, da khắc phục 2 nguy cơ mất máu và tổn thương da bằng cơ chế tạo ra cục máu đông ngay vùng bị tổn thương, vừa hạn chế mất máu, vừa vá vùng da hư tổn. Một dạng protein được gọi là Fibrin, tạo thành nút thắt trên bề mặt da, giữ cố định không cho cục máu đông bị trôi đi nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và các yếu tố gây bệnh.

Sau khoảng 3 giờ, da bắt đầu đỏ lên dấu hiệu bắt đầu giai đoạn tiếp theo: Kháng viêm. Với việc mất máu được kiểm soát, hàng rào bảo vệ được gia cố. Cơ thể huy động các tế bào tấn công các yếu tố gây bệnh xâm nhập vào được. Bạch cầu nuốt và tiêu hủy các tế bào vi khuẩn ngoại lai, ngoài ra, chúng còn sản xuất yếu tố kích thích làm lành vết thương và vì những "chiến binh" này cần được di chuyển khắp mạch máu để đến được vết thương nên vùng mạch máu co thắt ban đầu sẽ dãn ra.

Khoảng 2-3 ngày sau vết thương, giai đoạn 3 tăng sinh bắt đầu với việc các tế bào sợi đi vào vết thương. Chúng sản xuất sợi Protein gọi là Collagen tại nơi có vết thương, tạo ra các mô liên kết thay thế các Fibrin ban đầu. Khi tế bào của lớp biểu bì phân chia để tạo mới vùng da ngoài, lớp bì co lại để đóng miệng vết thương.

Sau cùng, giai đoạn 4 của sự tái cấu trúc, vết thương lành lặn khi mà các Collagen sắp xếp và chuyển thành các dạng đặc biệt. Quá trình này diễn ra chừng 1 năm, sức bền của da mới sẽ được cải thiện, mạch máu và các sự liên kết khác sẽ được gia cố chắc chắn. Thời gian trôi đi, vùng mô mới có thể đạt 50-80% chức năng bình thường ban đầu, phụ thuộc sự nghiêm trọng của vết thương và chức năng tại vùng da đó. Nhưng vì vùng da đó không phục hồi hoàn toàn và để lại sẹo, đây là vấn đề khiến các bác sĩ trên thế giới đau đầu và tìm kiếm nguyên nhân.

Dẫu cho các nhà nghiên cứu đã có những bước đi quan trọng về việc hiểu rõ quá trình lành vết thương, vẫn còn nhiều điều chưa được sáng tỏ. Ví dụ: các tế bào sợi đến từ mạch máu hay từ các mô ở vùng da gần vết thương? Tại sao ở các loài vật khác như nai, chó,... sự lành vết thương hiệu quả và hoàn hảo hơn so với loài người? Bằng cách tìm câu trả lời cho các vấn đề này, mong rằng trong tương lai ta có thể chữa lành vết thương một cách hiệu quả và các vết sẹo chỉ còn là ký ức mà thôi.

Cập nhật: 05/03/2020 Theo Tinh Tế
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video