Đà Nẵng: Phát hiện quần thể voọc ngũ sắc quý hiếm

Tại khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà (Đà Nẵng) các nhà khoa học đã quan sát trực tiếp và chụp hình được 12 bầy voọc với khoảng 170 con voọc ngũ sắc (có tên trong sách đỏ VN và thế giới, thuộc loài nguy cấp, cần bảo vệ).

12 bầy voọc nói trên chia thành nhiều đàn nhỏ lẻ, đàn lớn khoảng trên 20 con, đàn nhỏ với 6 con gồm nhiều con đực, cái và các con non cùng sống trong thiên nhiên hoang dã. Đa số voọc trong bầy voọc mà các nhà khoa học quan sát được là các con non. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy, quần thể voọc đang phát triển rất tốt.

Cuối năm 2007, Ngô Văn Trí - một cán bộ của Viện Sinh thái Tài nguyên sinh vật (TP.HCM) đã tiến hành khảo sát độc lập, tiếp cận và quay được gần 2 phút phim về đời sống sinh hoạt của loài voọc này trong thiên nhiên hoang dã.

Theo ông Trí, đây có thể là những thước phim đầu tiên trên thế giới về loài voọc này kể từ lúc phân loài này được khám phá bởi nhà thực vật học, bác sỹ kiêm nhà động vật học Carl Von Linné (Thụy Điển) vào năm 1771.

Loài voọc ngũ sắc sống ở Bạch Mã (TT-Huế).

Voọc chà vá chân nâu còn có tên gọi là voọc chà vá chân đỏ, hay voọc ngũ sắc. Các nhà nghiên cứu về khỉ hầu quốc tế vẫn phong cho loài này tên gọi “mĩ miều”: "Nữ hoàng của các loài voọc". Tuy nhiên, cộng đồng dân cư sống gấn bán đảo Sơn Trà vẫn thường gọi chúng với cái tên khá đơn giản là những con giáo hoàng.

Được biết, vùng phân bố của loài voọc ngũ sắc chỉ là Nam Lào và miền Trung Việt Nam, trong đó quần thể voọc ngũ sắc tại bán đảo Sơn Trà chiếm khoảng 60% quần thể voọc trong thiên nhiên được biết đến ở Việt Nam. Theo ông Trí, việc phát hiện quần thể voọc ngũ sắc tại Đà Nẵng, ngoài giá trị bảo tồn, còn mang lại cơ hội rất lớn cho ngành du lịch của địa phương. Tuy nhiên, các hoạt động bẫy các loài thú khác của con người lại đang là mối đe doạ đối với sự sinh tồn của quần thể voọc nói trên.

Voọc ngũ sắc: Loài động vật quý hiếm, chỉ có ở Việt Nam

Voọc ngũ sắc (Semnopithecus nigripes Milne ) có mặt và cổ có khoang màu hạt dẻ. Trán, đỉnh đầu màu xám đen. Bộ lông dày mềm mại nhiều màu sặc sỡ. Lưng đốm đen xám. Chân, tay và đuôi rất dài (hơn 580mm). Hông trắng chuyển sang xám đen. Vùng bẹn và đuôi trắng đục.

Thức ăn cùa chúng là quả, hạt, lá cây rừng, ngô khoai, sắn và rau xanh trên nương rẫy. Voọc ngũ sắc sinh sản rải rác quanh năm nhưng thường vào mùa xuân, mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa 1 con. Voọc ngũ sắc thường sống trong rừng già trên núi cao từ 300 m trở lên so với mặt biển. Nơi ở của chúng là những cánh rừng rậm trên đỉnh núi hoặc bên sườn núi có độ dốc lớn. Chúng sống thành từng nhóm 3 - 5 cá thể. Hoạt động kiếm ăn vào hai buổi sáng và chiều ở trên cây, ít khi xuống mặt đất. Buổi trưa và ban đêm trở về nghỉ ngơi thường cố định khá lâu. Di chuyển chậm chạp hơn vượn và gây ra nhiều tiếng động xào xạc cành cây, rất dạn người.

Voọc ngũ sắc chỉ có ở Việt Nam: Kontum (Sa Thầy), Đắc Lắc (Nam Ca), Lâm Đồng (Di Linh), thành phố Hồ Chí Minh.

Sách đỏ thế giới xếp voọc ngũ sắc vào bậc E. Ở nước ta trong những năm trước đây voọc ngũ sắc có ở nhiều nơi. Trong nhiều năm gần đây, do săn bắn quá mức, nhiều nơi đã trở nên rất hiếm. Mức độ đe dọa: bậc V.

(Theo Sách đỏ Việt Nam)

Thanh Loan (Theo VietNamNet)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video