Da nhân tạo chống đạn

Các nhà khoa học Hà Lan đã tìm được cách phát triển da người nhân tạo, chắc khỏe gấp 10 lần thép và chống được đạn bắn xuyên thủng.

>>> Da người nhân tạo ra đời

Theo tờ Daily Mail, các nhà nghiên cứu Hà Lan đã tạo ra dê biến đổi gen cho sữa có chứa cùng một loại protein như tơ nhện. Khi vắt được sữa dê, nhóm nghiên cứu có thể tách loại protein đặc biệt này và dệt thành một vật liệu chắc khỏe gấp 10 lần thép.

Loại sợi này sau đó có thể được pha trộn với da người để tạo thành lớp da nhân tạo mà các nhà khoa học hy vọng sẽ đủ cứng rắn để ngăn chặn cả một viên đạn xuyên qua.

Essaidi Jalila, một thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết dự án "tơ nhện" còn được gọi là "2,6g 329m/giây" theo trọng lượng và vận tốc của một viên đạn dùng cho súng trường cỡ nòng 0,22. Bà Jalila nói, mục tiêu của dự án là nhằm thay thế các chất sừng trên da của chúng ta bằng tơ nhện.

Bước đầu tiên bao gồm việc phát triển một lớp da thật quanh một mẫu da chống đạn. Quá trình này kéo dài khoảng 5 tuần.

Tơ lụa từ lâu đã được sử dụng trong chiến đấu và Thành Cát Tư Hãn từng ban sắc lệnh yêu cầu các kỵ binh của ông mặc áo tơ để tránh tên bắn trúng. Con người hiện đại cũng đã chế ra nhiều loại áo chống đạn trong nhiều thập kỷ qua nhưng da người có thể chống đạn xuyên thủng cho đến nay vẫn chỉ có trong truyện hoặc phim viễn tưởng khoa học.

Tuy nhiên, chuyên gia Jalila khẳng định, dự án của bà và các cộng sự đang biến khoa học viễn tưởng thành hiện thực, dù kết quả của các cuộc thử nghiệm chưa hoàn hảo.

Theo Daily mail, Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video