Đã tạo được loại vật chất kỳ lạ chưa từng thấy

Các nhà khoa học Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven, New York thuộc Bộ Năng lượng Mỹ đã tạo ra loại vật chất kỳ lạ chưa từng thấy trên thế giới bằng việc cho các nguyên tử vàng tích điện va chạm nhau với tốc độ siêu cao trong máy gia tốc hạt.

Vũ trụ bao la đầy bí ẩn. Ảnh minh họa.

Trong số các hạt được tạo ra từ va chạm với tốc độ siêu cao này, có loại hạt kỳ lạ được gọi là phản siêu hạt nhân nguyên tử triti. Hạt kỳ lạ này không chỉ được coi là phản vật chất mà còn là dạng vật chất đặc biệt.

Hạt nhân nguyên tử của chúng không chỉ chứa các proton và notron như nguyên tử bình thường mà còn chứa các phần tử lambda kỳ lạ có quỹ đạo quay quanh các proton và notron.

Các nhà khoa học Mỹ xác định phản vật chất đã tồn tại ở giai đoạn sớm nhất của vũ trụ, ngay sau vụ nổ Bigbang hình thành vũ trụ.

Phản vật giống như hình ảnh trong gương của vật chất. Mỗi phần tử đều có đối vật và khi cho chúng tiếp xúc với nhau, chúng sẽ tự hủy diệt nhau. Mặc dù không tồn tại trên Trái Đất nhưng phản vật chất ẩn trong các nơi rất đậm đặc và rất nóng trong vũ trụ như trong trung tâm các ngôi sao. Chúng cũng có thể đã tồn tại khi vũ trụ còn rất trẻ và tích đầy năng lượng.

Đây là lần đầu tiên phản vật chất được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Chúng tự biến mất trong vòng chưa đầy 1 phần tỷ giây, không đủ thời gian để có thể va đập với các vật chất bình thường khác. Tuy nhiên, đồng hồ hạt nhân đã ghi nhận các phần tử lambda đã quay nhiều lần quanh các proton và notron./.

Cập nhật: 12/11/2024 Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video