Đại dương từng có rất ít oxy

Sự tồn tại của khoáng chất đặc biệt trong các rạn san hô cổ đại cho thấy cách đây 650 triệu năm, các đại dương trên Trái đất có rất ít oxy, theo các nhà nghiên cứu Úc ngày 17-8.

"Điều này thật sự thú vị, bởi đây là khoảng thời gian động vật đa bào bắt đầu phát triển", nghiên cứu sinh Ashleigh Hood thuộc Đại học Melbourne (Úc) cho biết, Hãng ABC trích dẫn.


Theo các nhà nghiên cứu, đại dương từng có rất ít oxy

Hood cho biết nhóm nghiên cứu của họ đã tiến hành nghiên cứu các khối đá lấy từ vành đai Adelaide ở South Australia. Đây là một cụm đá có niên đại 500-800 triệu năm, hình thành khi các đĩa kiến tạo của Trái đất đẩy nhau.

Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy dolomite - một hợp chất giống ximăng, và một lượng lớn sắt trong các khối đá này .

“Bản thân khoáng chất dolomite cũng có nhiều sắt. Điều này cho thấy sắt từng có mặt trong các đại dương của Trái đất - Hood nói - Và thời điểm duy nhất bạn có được sắt hòa tan trong đại dương là khi nó không có oxy, bởi nếu không nó sẽ hình thành trầm tích”.

Theo Hood, dường như dòng chảy của đại dương bị ngưng lại hoặc bị chậm lại trong thời kỳ lạnh giá cách đây 650 triệu năm, và điều này dẫn tới lượng oxy thấp hoặc không có oxy.

Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video