Đan Mạch xây hầm vượt biển dài nhất thế giới

Hầm đường sắt tích hợp đường bộ Fehmarnbelt bắc qua eo biển cùng tên, giúp rút ngắn đáng kể thời gian đi lại giữa hai nước Đan Mạch - Đức.

Hơn một thập kỷ sau khi lên kế hoạch, các kỹ sư khởi công xây đường hầm vượt biển dài nhất thế giới. Nằm ở độ sâu 40m bên dưới mặt biển Baltic, đường hầm Fehmarnbelt nối Đan Mạch và Đức, dự kiến khánh thành vào năm 2029. Đường hầm dài 18km này là một trong những dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất châu Âu với chi phí xây dựng 8,2 tỷ USD.


Thiết kế của một đoạn đường hầm Fehmarnbelt. (Ảnh: Femern A/S).

So với Fehmarnbelt, đường hầm eo biển Manche dài 50 km nối Anh và Pháp hoàn thành vào năm 1993, tiêu tốn 15,5 tỷ USD theo mệnh giá ngày nay. Dù dài hơn đường hầm Fehmarnbelt, đường hầm eo biển Manche được xây bằng cách sử dụng máy đào hầm thay vì các đoạn hầm đúc sẵn nhúng chìm dưới nước.

Đường hầm Fehmarnbelt bắc ngang qua Vành đai Fehmarn, eo biển nằm giữa đảo Fehmarn của Đức và đảo Lolland của Đan Mạch, được thiết kế để thay thế dịch vụ phà hiện nay từ Rødby và Puttgarden chở hàng triệu hành khách mỗi năm. Trong khi đi qua eo biển bằng phà mất 45 phút, các hành khách chỉ mất 7 phút nếu đi tàu và 10 phút đi xe.

Đường hầm có tên chính thức là Fehmarnbelt Fixed Link sẽ trở thành hầm đường sắt tích hợp đường bộ dài nhất thế giới. Công trình bao gồm hai đường cao tốc hai làn, ngăn giữa là hành lang dịch vụ và hai đường tàu điện. "Nếu bạn muốn đi tàu từ Copenhagen tới Hamburg, bạn sẽ mất khoảng 4,5 giờ", Jens Ole Kaslund, giám đốc kỹ thuật của Femern A/S, công ty Đan Mạch phụ trách dự án, cho biết. "Khi đường hầm hoàn thành, chuyến đi tương tự chỉ kéo dài 2,5 giờ".

Hành trình tương tự bằng xe hơi sẽ nhanh hơn khoảng 1 giờ. Ngoài lợi ích với khách đi tàu và xe, đường hầm còn ảnh hưởng tích cực tới xe tải và tàu chở hàng do tạo ra lộ trình trên đất liền giữa Thụy Điển và Trung Âu sẽ ngắn hơn 160km. Hiện nay, giao thông giữa bán đảo Scandinavia và Đức qua Đan Mạch có thể dùng phà đi qua Fehmarnbelt hặc theo tuyến đường dài hơn qua các cây cầu nối đảo Zealand, Funen và bán đảo Jutland.

Dự án bắt đầu vào năm 2008 khi Đức và Đan Mạch ký hiệp định xây dựng đường hầm. Sau đó, hai nước mất hơn một thập kỷ để thông qua các quy định cần thiết và tiến hành những nghiên cứu về kỹ thuật địa chất và tác động môi trường. Trong khi quá trình đã hoàn tất ở Đan Mạch, về phía Đức, nhiều cơ quan đoàn thể bao gồm công ty vận chuyển bằng phà, tổ chức môi trường và dân cư địa phương phản đối dự án do lo ngại về cạnh tranh không công bằng và tác động tới hệ sinh thái.

Với các biện pháp đảm bảo an toàn cho công nhân trong Covid-19, công tác xây dựng đã bắt đầu trong mùa hè năm nay bên Đan Mạch. Theo Kaslund, dự án được sắp xếp để kéo dài vài năm ở Đan Mạch trước khi tới lãnh thổ Đức.

Một cảng mới đang được xây ở thị trấn Rødbyhavn trên đảo Lolland. Đầu năm 2021, một nhà máy sẽ ra đời sau đó với 6 dây chuyền sản xuất để lắp ráp 89 đoạn bê tông lớn của đường hầm. Mỗi đoạn dài 217 m (bằng 1/2 chiều dài của tàu container lớn nhất thế giới), rộng 42 m và cao 9 m. Với trọng lượng 73.000 tấn, mỗi đoạn nặng hơn 13.000 con voi. Các đoạn bê tông sẽ được đặt dưới đáy biển, ở 40 m bên dưới mực nước biển tại điểm sâu nhất, chuyển vào vị trí bằng sà lan và cần cẩu. Tổng cộng 2.500 người làm việc trực tiếp trong dự án. Giai đoạn sản xuất các đoạn đường hầm sẽ bắt đầu vào năm 2023. Quá trình đặt các đoạn vào vị trí sẽ kéo dài khoảng 3 năm.

Cập nhật: 28/10/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video