Dấu vết người ngoài hành tinh từng ghé sao Hỏa?

Giả thuyết người ngoài hành tinh từng ghé sao Hỏa được đưa ra sau khi các cấu trúc kỳ lạ được tìm thấy trên hành tinh Đỏ.

Được khám phá từ những năm 1960, địa hình Medusae Fossae trên sao Hỏa đặt ra câu hỏi lớn cho các nhà khoa học về quá trình hình thành nó.


Những rặng núi đa giác kỳ lạ trên bề mặt sao Hỏa - (Ảnh: NASA).

Khu vực này gồm những ngọn đồi gợn sóng, chỏm núi sắc nhọn, cấu trúc đỉnh hình đa giác... trải dài trên diện tích khoảng 2 triệu km2. Nó được NASA mô tả là cấu trúc bí ẩn của xói mòn trầm tích.

Do chưa có lời giải thích khoa học, năm 2016, các lý thuyết gia theo trường phái âm mưu cho rằng vật thể bay không xác định (UFO) từ nền văn minh khác đã đâm xuống bề mặt hành tinh Đỏ và tạo nên Medusae Fossae.

Phân tích trên những tấm ảnh của NASA, kênh YouTube UFOvni2012 nêu: "Nếu nhìn kỹ vào vị trí va chạm, chúng ta có thể thấy hình dáng một UFO rộng 190m, tiếp cận bề mặt sao Hỏa ở góc thấp và ăn vào nền đất".

"Vết hạ cánh trải dài và quay đầu cho thấy phi thuyền đáp nhẹ nhàng" - Scott Waring, người chuyên săn lùng UFO, nói.


''UFO'' tưởng tượng trên bề mặt sao Hỏa do nhóm "thuyết âm mưu" thêu dệt từ hình ảnh do NASA gửi về - (Ảnh: YouTube).

Tuy nhiên trong nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí địa lý JGR, Mỹ, các nhà khoa học cho rằng quá trình hình thành Medusae Fossae có lẽ đánh dấu cột mốc then chốt trong lịch sử sao Hỏa và thay đổi khí hậu của toàn bộ hành tinh.

Theo đó, cấu trúc lạ lùng này có thể là trầm tích núi lửa lớn nhất Hệ Mặt trời. Một vài khối đá là sản phẩm còn lại của những đợt phun trào núi lửa cực lớn thay đổi khí hậu của sao Hỏa 3 tỉ năm về trước.

Tác giả quyển Hướng dẫn điều tra UFO Nigel Watson cũng khẳng định những vết tích này có lẽ do quá trình kiến tạo địa chất tự nhiên hơn.

"Đây là trầm tích lớn nhất không chỉ tại sao Hỏa mà còn ở quy mô Hệ Mặt trời vì chúng ta vẫn chưa tìm ra trầm tích nào với kích thước lớn đến thế" - Lujendra Ojha, nhà khoa học nghiên cứu về các hành tinh tại ĐH Johns Hopkins, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

"Vụ nổ núi lửa phải thật tầm cỡ mới tống ra toàn bộ nước che phủ các đại dương trên sao Hỏa lên hơn 9cm. Đồng thời khí nhà kính bốc lên suốt thời gian phun trào đã làm ấm bề mặt sao Hỏa vừa đủ cho nước giữ trạng thái lỏng".

Tuy nhiên, khí độc như H2S, SO2 cũng đi vào khí quyển. Nhóm nghiên cứu cũng dùng dữ liệu từ phi thuyền bay quanh sao Hỏa để đo mật độ vật chất ở Medusae Fossae và nhận ra đá ở đây xốp bất thường, chỉ bằng 2/3 độ đặc so với các khu vực khác của sao Hỏa.


Trầm tích bất thường gồm đá mềm gần khu vực xích đạo sao Hỏa có thể do núi lửa phun trào 3 tỉ năm trước - (Ảnh: NASA).


Khu vực địa chất Medusae Fossae - (Ảnh: ESA).

Cập nhật: 22/06/2018 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video