Với công nghệ mới này, việc di chuyển trong vũ trụ của loài người sẽ chỉ đơn giản như một cuộc dạo chơi.
Khám phá vũ trụ luôn là một khát khao lớn lao của loài người. Mặc dù vậy với những công nghệ hiện nay chúng ta vẫn còn rất nhiều hạn chế trong việc đi tìm những sự sống ngoài Trái Đất, những hành tinh có điều kiện cư ngụ cho loài người trong tương lai.
Một trong những hạn chế đó là tốc độ của những con tàu khám phá liên hành tinh. Nếu như tốc độ được gia tăng hơn nữa, khả năng khám phá vũ trụ sẽ tiến được một bước dài so với những gì mà con người đã làm được trong hàng thập kỷ.
Trong thời gian gần đây một số nghiên cứu đã đưa ra hướng mới cho phép động cơ đẩy tên lửa bắn ra một tia laser vào một phi thuyền loại nhỏ để đưa tốc độ của nó tiệm cận với tốc độ ánh sáng, điều này sẽ giúp cho chúng ta có khả năng đi tới Sao Hỏa trong vòng chưa đầy một giờ, nhanh hơn hẳn so với khoảng thời gian di chuyển lên đến hàng tháng như tốc độ hiện tại.
Một trong những hạn chế đó là tốc độ của những con tàu khám phá liên hành tinh.
Ý tưởng này được khám phá bởi một nhà khoa học làm việc trong chương trình nghiên cứu Chất lượng cao của NASA. Nó đã được Philip Lubin, từ Đại học California, người đứng đầu nhóm nghiên cứu vũ trụ Santa Barbara, giải thích:
"Với công nghệ tạo lực đẩy mới này, chúng ta sẽ có khả năng đưa những robot do thám có trọng lượng nhỏ lên Sao Hỏa chỉ trong một vài ngày. Bên cạnh đó điều này cũng sẽ giúp loài người có điều kiện khám phá những hành tinh trong khoảng cách 25 năm ánh sáng - những nơi được cho là tiềm năng giúp con người có thể sinh sống.
Trong đó Đáng chú ý nhất là Alpha Centauri ngôi sao chỉ cách chúng ta khoảng bốn năm ánh sáng".
Trong một bài báo gửi đến Tạp chí của Hiệp hội du hành Vũ Trụ Anh (JBIS) vào tháng Tư năm 2015, Lubin gọi công nghệ này là DE-STAR (Hệ thống Năng lượng đẩy trực tiếp cho mục tiêu nghiên cứu các tiểu hành tinh). Ông mô tả việc sử dụng một tàu vũ trụ nhỏ có một cánh buồm dài khoảng 1m.
Xung lực của tia laser mạnh mẽ lên đến hàng chục giagawatts được lấy từ nguồn năng lượng của nhà máy điện được đặt trong quỹ đạo Trái Đất sẽ được phóng vào những cánh buồm trên thân tàu giúp đẩy tàu lao nhanh hơn trong môi trường chân không của vũ trụ.
"Nó sẽ giúp cho con tàu đạt đến tốc độ khoảng 26% so với vận tốc của ánh sáng trong khoảng 10 phút, như vậy khoảng cách đến Sao Hỏa sẽ chỉ mất khoảng nửa giờ đồng hồ, nhanh hơn tàu Voyager 1 khi phải mất đến 3 ngày, và đến với hành tinh Alpha Centauri chỉ mất khoảng 15 năm".
Triển vọng hơn đây lại là công nghệ mà chúng ta đang có sẵn. Động cơ đẩy bằng năng lượng trực tiếp như vậy là điều hoàn toàn có thể đạt được. "Công nghệ này giờ đây đã không còn là chuyện khoa học viễn tưởng. Mọi thứ đã thay đổi", Lubin nói.
Tiếc rằng hiện tại chưa có dự án của công ty nào suy xét đến việc hiện thực hóa ý tưởng này. Cùng với đó hạn chế của công nghệ này đó là không thể áp dụng đối với các tàu do thám có kích cỡ lớn, điều này sẽ hạn chế một phần việc mang theo các dụng cụ đo đạc cơ bản, đồng nghĩa với việc dữ liệu được gửi về sẽ ít hơn.