Có một điều luật được đặt ra, đó là "Robot không được làm hại con người". Nhưng một con robot mới được phát minh ra đã phá vỡ điều luật này.
Các nhà khoa học vẫn đang lo sợ trước việc robot có thể không nghe lệnh điều khiển và quay lại làm hại con người. Đó cũng là lý do mà Google phải tạo ra một nút khẩn cấp, có tác dụng phá hủy toàn bộ hệ thống robot và trí tuệ nhân tạo nếu như có dấu hiệu đe dọa.
Tuy nhiên, các nhà khoa học tại California lại vừa chế tạo ra một con robot với mục đích là làm hại con người. Có vẻ như con robot này đã đi ngược lại với quy tắc mà Isaac Asimov đã đặt ra cho các nhà chế tạo robot.
Người đã chế tạo ra con robot này là kỹ sư Alexander Reben.
Quy tắc số 1 là "Robot không được có những hành động gây hại cho con người". Và quy tắc 2 là "Robot phải tuân thủ theo yêu cầu của con người, trừ khi nó vi phạm quy tắc số 1".
Con robot đặc biệt này có vẻ như đã vi phạm cả 2 quy tắc trên, tuy nhiên mục đích mà các nhà khoa học chế tạo ra nó lại rất đặc biệt.
Người đã chế tạo ra con robot này là kỹ sư Alexander Reben, đến từ phòng thí nghiệm Stochastic, Berkeley, California. Ông đã chế tạo con robot với nhiệm vụ chính là đâm kim vào ngón tay của con người.
Con robot được chế tạo để đâm kim vào ngón tay của con người.
Một nhiệm vụ kỳ lạ nhưng đó là sự thật. Bạn chỉ cần để ngón tay vào vị trí xác định, sau đó khởi động con robot và nó sẽ sử dụng cánh tay bằng máy có gắn một cây kim để đâm vào ngón tay của bạn.
Tốc độ của con robot này rất nhanh, khiến cho bạn sẽ không kịp phản ứng để rút ngón tay lại. Kết quả là bạn sẽ bị nó đâm kim vào tay và chảy máu. Đó cũng là mục đích chính của ông Alexander Reben.
Robot làm hại người đầu tiên trên thế giới.
Với ý tưởng đặc biệt, ông Reben muốn giúp con người thoát khỏi nỗi sợ hãi đối với robot. Thay vì trốn tránh những tai nạn mà robot có thể gây hại cho con người, ông tạo ra một con robot với mục đích làm hại con người để tiến hành nghiên cứu.
Ông Reben cho biết: "Hiện tại vẫn chưa có ai chế tạo ra những con robot với mục đích là làm hại con người. Tôi lại muốn tạo ra một con robot có khả năng như vậy. Điều quan trọng là con người sẽ lo sợ những thứ mà họ không hiểu rõ. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu điều đó trong phòng thí nghiệm sẽ giúp chúng ta giảm bớt nỗi sợ và chuẩn bị những biện pháp phòng ngừa".
Rất may là con robot đặc biệt này sẽ không lấy mạng của bạn, nó chỉ có thể gây ra một vết đâm nhỏ mặc dù sẽ chảy máu. Nếu như ông Reben muốn tiến xa hơn và tạo ra một con robot thật sự có thể làm hại con người để tiến hành thí nghiệm. Đó có thể là một quyết định thiếu khôn ngoan.