Dây uốn dẻo: Tương lai mới của các thiết bị di động

Loại dây uốn dẻo của các nhà khoa học Nhật Bản có thể kéo dài đến 5 lần so với kích thước ban đầu. Đặc biệt nó vẫn giữ khả năng dẫn điện tốt.

Theo nhật báo Nikkei, các nhà nghiên cứu tại ĐH. Tokyo, Nhật Bản đã phát triển thành công một loại dây dẫn đặc biệt có tiềm năng ứng dụng trên các thiết bị đeo hay robot trong tương lai.

Nhóm nghiên cứu tại ĐH, Tokyo do GS.Takao Someya dẫn đầu đã phát triển thành công một loại vật liệu có khả năng dẫn điện cao nhất thế giới. Nhưng điều đặc biệt không nằm ở đó khi loại đây này hoàn toàn có thể kéo dài thêm gấp 5 lần so với chiều dài ban đầu.


Tính ứng dụng của loại dây này khá cao.

Loại dây dẫn này được làm từ bột tán nhỏ của kim loại bạc, cao su chứa thành phần flo, chất khử fluorosurfactants và dung môi hữu cơ. Chúng có thể dễ dàng in lên các tấm cao su hay các loại vải dệt dễ dàng.

Viện nghiên cứu Riken, Nhật Bản cho biết, khi quan sát dưới kính hiển vi, họ phát hiện thấy lớp bột bao phủ bởi oxit bạc tan chảy và những mảnh bạc có kích thước 8nm phân bố khá đồng nhất. Các mảnh bạc này là chìa khóa quan trọng quyết định tính dẫn diện cao của bất kỳ loại dây dẫn nào.

Tính ứng dụng của loại dây này khá cao. Các ứng dụng có thể liệt kê như in và uốn dẻo để tạo thành những chiếc áo thể thao, da nhân tạo hay áp dụng trên robot. Trong tương lai, các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục nâng cao độ bền của dây dẫn để đáp ứng trong nhiều trường hợp khác nhau.

Nghiên cứu trên của các nhà khoa học Nhật Bản đã được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature Materials danh tiếng mới đây.

Cập nhật: 23/05/2017 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video