Đêm nay, mưa sao băng "cổ đại" lập đỉnh trên bầu trời Việt Nam

Lyrids là trận mưa sao băng đầu tiên mà lịch sử loài người ghi nhận: tận 2.500 trước, trong cổ văn Trung Quốc.

Mưa sao băng Lyrids được lấy tên từ chòm sao Lyra - Thiên Cầm, cũng là nơi mà các ngôi sao băng như tuôn ra trên bầu trời. Theo định vị tại TP HCM bằng công cụ trên trang Time and Date, mưa sao băng Lyrids sẽ đạt đỉnh vào đêm 22, rạng sáng ngày 23-4.


Vị trí phát ra mưa sao băng trên bầu trời - (Ảnh: SKY&TELESCOPE).

Dự kiến trong năm nay sẽ có khoảng 18 ngôi sao băng xuất hiện mỗi giờ trong đêm cao điểm. Trận mưa ánh sáng này đã bắt đầu xuất hiện với tần suất yếu từ ngày 14-4 và dự kiến sẽ biến mất hẳn sau ngày 30-4. Đêm đỉnh điểm của nó thường rơi vào đêm 21 hoặc 22-4, tùy theo múi giờ của mỗi quốc gia.

Đây là một cơn mưa sao băng nhỏ so với những mưa sao băng khác trong năm, bởi vậy bạn sẽ cần một chút chú ý khi quan sát nó. Để xem sao băng tốt nhất, cần để mắt làm quen với bóng tối 15-20 phút và chọn nơi thoáng đãng để thưởng thức.

Điểm phát ra mưa sao băng nằm giữa chòm sao Thiên Cầm hình chiếc đàn và Vũ Tiên (Hercules), hình người anh hùng Hercules trong thần thoại Hy Lạp.

Theo tờ Space, mưa sao băng Lyrids có nguồn gốc từ sao chổi Thatcher, được phát hiện bởi nhà thiên văn nghiệp dư người New York (Mỹ) A.E.Thatcher vào năm 1861. Sao chổi này quay quanh Mặt trời mỗi 415 năm. Tháng tư hàng năm, Trái đất đi qua chiếc đuôi đầy đá bụi của sao chổi. Đá bụi va chạm với bầu khí quyển, bốc cháy thành sao băng.

Cập nhật: 24/04/2022 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video