Đi cầu - có nên gồng mình đỏ mặt tía tai mà rặn hay không?

Dường như câu hỏi, "đi nặng" có nên rặn hay không có vẻ là hơi thừa thãi. Bởi nếu không rặn thì sao tống được chất thải ra khỏi cơ thể?

Nhưng rặn cũng có dăm bảy loại, nếu chỉ hơi rặn chút thôi, sản phẩm đã ra thì là bình thường, nhưng khi bạn phải gắng sức để rặn thì đó là lúc bạn cần nghiêm túc quan tâm đến cơ thể mình.

Từ nguy cơ bị ngất ngay… trên bồn cầu vì rặn

Ít ai ngờ là y học từng ghi nhận hiện tượng ngất khi đi cầu (defecation syncope). Đúng như tên gọi, đây là hiện tượng cá thể mất ý thức tạm thời khi đi vệ sinh.


Đây là hiện tượng cá thể mất ý thức tạm thời khi đi vệ sinh.

Ngất khi đi cầu là một dạng của phản xạ tạo nên bởi hệ thần kinh thực vật, gọi là ngất xỉu mạch phế vị - phản xạ xảy ra khi cơ thể chịu một kích thích nào đó.

Theo các chuyên gia, do dùng sức quá nhiều nên cơ ở thành bụng và cơ hoành co thắt dữ dội, khiến áp lực bụng tăng, huyết áp cao vọt, từ đó làm giảm lượng máu bơm lên não. Kết quả của điều này là khiến bạn bị ngất, mất nhịp tim, dẫn đến đột tử.

...và những hậu quả khác mà rặn đem đến

Việc gồng sức rặn còn là một trong những nguyên nhân chính của bệnh trĩ nữa đấy! Chúng ta biết rằng, bệnh trĩ hình thành do sự căng giãn quá mức tại các tĩnh mạch ở trực tràng - hậu môn.

Trong trạng thái bình thường, các tĩnh mạch này giúp kiểm soát phân thải ra và đảm bảo không có dịch bị rò rỉ ra ở phần cuối đường tiêu hóa.

Trên cơ thể tất cả chúng ta đều có sự hiện diện của các tĩnh mạch trĩ này, nhưng ở một số người, các tĩnh mạch này bị phồng lớn - gây ra bệnh trĩ.


Quá nhiều áp lực lên phần trực tràng cũng là nguyên nhân gây sưng các tĩnh mạch trĩ.

Quá nhiều áp lực lên phần trực tràng cũng là nguyên nhân gây sưng các tĩnh mạch trĩ. Và nguyên nhân khiến trực tràng phải chịu nhiều áp lực là gì? Chính là việc chúng ta… cố gắng rặn khi đi nặng - điều thường xảy ra khi bị táo bón.

Tất nhiên, khi có cảm giác đau ở vùng hậu môn, không phải 100% là bạn đã bị trĩ. Cảm giác khó chịu đó có thể là vì khi rặn quá mức, các tế bào nằm ở vùng hậu môn đi lên ống hậu môn bị… rách.

Không giống như các tế bào da khác ở trên cơ thể người, các tế bào này không có lông bảo vệ, không tuyến mồ hôi hay tuyến bã nhờn, lại còn chứa một lượng lớn các tế bào thụ cảm. Vì thế, các tế bào này vừa nhạy cảm lại vừa… mỏng manh yếu đuối.


Trong trường hợp táo bón nên đến gặp bác sĩ để tìm phương pháp hỗ trợ.

Dấu hiệu nhận biết hiện tượng này bao gồm chảy máu, ngứa và khó chịu sau khi đi vệ sinh. May thay, những tổn thương này có thể tự lành lại sau một thời gian, nhưng tất nhiên với điều kiện bạn cẩn thận tránh hiện tượng táo bón và việc đẩy áp lực lên vùng hậu môn.

Do vậy, nếu không muốn mọi người phá cửa nhà tắm giải cứu bạn khi bạn vẫn đang ở trong trạng thái… đi cầu, hãy chú ý đến sức khỏe của mình, ăn nhiều rau hơn, và trong trường hợp táo bón nên đến gặp bác sĩ để tìm phương pháp hỗ trợ.

Nhớ nhé, có cũng đừng gồng gắng mà "rặn", nguy hại lắm đó!

Cập nhật: 15/11/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video