Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cố gắng hạ cánh xuống sao Mộc?

Cách tốt nhất để điều tra về một hành tinh là hạ cánh lên nó. Nhưng với sao Mộc, câu chuyện không hề đơn giản.

Dành cho những ai chưa biết, hành tinh lớn nhất Hệ Mặt trời chính là sao Mộc. Để dễ so sánh, đường kính của sao Mộc lớn hơn Trái đất của chúng ta khoảng 22 lần.

Làm thế nào để khám phá về một hành tinh? Cách tốt nhất là làm sao hạ cánh được lên hành tinh ấy. Đó là lý do vì sao con người phải tìm cách hạ cánh lên Mặt trăng, hoặc gửi tàu thăm dò lên sao Kim, sao Hỏa, Europa (mặt trăng của sao Mộc), và Enceladus (mặt trăng của sao Thổ).

Nhưng hạ cánh xuống sao Mộc thì sao nhỉ? Sao Mộc vốn là một hành tinh khí khổng lồ. Do vậy, cho phi thuyền hạ cánh xuống đây chẳng khác nào bạn đáp xuống một đám mây trên Trái đất. Không có một bề mặt cứng nào cho bạn tiếp đất, bên dưới chỉ là lớp không khí, sâu đến... vô tận.


Sao Mộc vốn là một hành tinh khí khổng lồ.

Câu hỏi đặt ra là: Không có điểm đáp, chẳng lẽ bạn cứ thế bay xuyên qua hành tinh khổng lồ này? Thực ra, bạn còn không qua được nửa chặng đường cơ.

Hãy cùng tìm hiểu lý do và xem liệu có nơi nào trên sao Mộc có thể là điểm đỗ cho phi thuyền của bạn!

Điểm đầu tiên bạn cần lưu ý trước khi thám hiểm sao Mộc là khí quyển của hành tinh này không hề có oxy, thay vào đó chủ yếu là hydrogen và helium. Vì vậy, hãy chắc chắn bạn đã chuẩn bị đủ dưỡng khí để sống sót.


Phải đảm bảo rằng tàu vũ trụ chịu được nhiệt độ cực cao và áp suất cực lớn.

Một điều cũng đáng bận tâm không kém là sức nóng thiêu đốt trên bề mặt Mộc tinh, cho nên đừng quên trang bị cho phi thuyền của mình một chiếc điều hòa tốt.

Đến gần với sao Mộc, phi thuyền sẽ bị lực hấp dẫn của hành tinh này hút vào với tốc độ... 177.027km/h.

Bạn sẽ sớm gặp được một lớp khí đặc và đụng vào nó như thể đâm sầm vào một bức tường. Song lớp khí này cũng không ngăn phi thuyền của bạn ngừng rơi.

3 phút tiếp theo, bạn sẽ tới vùng đỉnh của lớp mây dày tới 250km. Đây là nơi bạn có thể cảm nhận rõ lực quay của sao Mộc - hành tinh quay nhanh nhất hệ Mặt Trời.

Một ngày trên sao Mộc chỉ bằng 10 giờ trên Trái đất. Lực quay đó gây ra những luồng gió có vận tốc lên đến 483km/h.


Tàu Galileo tiếp cận sao Mộc.

Rơi thêm khoảng 120,7km, bạn sẽ chạm tới giới hạn sâu nhất mà tàu thám hiểm từng đi vào.

Đây là độ sâu mà tàu thăm dò Galileo đã đạt được khi khám phá sao Mộc năm 1995.

Không may, con tàu thăm dò mang tên nhà thiên văn học đại tài này chỉ cầm cự được 58 phút trước khi mất tín hiệu, và bị xé toạc bởi áp suất gấp 100 lần so với bề mặt Trái đất.

Tại đây, tầm nhìn bằng 0, bạn bắt buộc phải chiếu đèn để thấy được xung quanh.

Rơi thêm 620km nữa, áp suất tăng lên gấp 1.150 lần. Bạn sẽ khó lòng sống sót nổi nếu phi thuyền của bạn không chịu được áp lực tương đương với Bathyscaphe Trieste - con tàu ngầm lặn sâu nhất thế giới.

Tiến sâu hơn, áp suất và nhiệt độ cao khủng khiếp sẽ khiến bất cứ con tàu vũ trụ nào cũng phải nổ tung.


Đây là lúc bạn phải dùng đèn để rọi xung quanh.

Dù sao, hãy cứ tưởng tượng điều đó không xảy ra. Phần thưởng dành cho bạn khi đạt tới độ sâu này là những bí mật về sao Mộc mà chưa ai từng biết.

Nhưng đáng tiếc, bạn sẽ không thể chia sẻ điều này với ai vì sóng radio đã bị triệt tiêu hoàn toàn.


Sức nóng lúc này có thể nung chảy cả vonfram.

Ở độ sâu 4.023km, nhiệt độ là 3.371độ C - sức nóng có thể nung chảy cả vonfram - nguyên tố có nhiệt độ nóng chảy cao nhất vũ trụ cho đến thời điểm hiện tại.

Vậy là hành trình của bạn đã kéo dài ít nhất 12 tiếng, và trước mắt là vùng lõi của sao Mộc.

Áp suất tại vùng lõi gấp 2 triệu lần Trái đất, và nhiệt độ nóng hơn cả Mặt trời. Tại đây, hydrogen không còn tồn tại ở dạng khí mà chuyển sang thể lỏng, được gọi là hydro kim loại.


Bạn sẽ rơi vào một đại dương hydro kim loại lỏng khổng lồ.

Bạn sẽ rơi vào một đại dương hydro kim loại lỏng khổng lồ. Lực đẩy của chất lỏng làm bớt tác động của lực hấp dẫn.

Hãy tưởng tượng bạn như một chiếc yo-yo, bị kéo xuống rồi lại bị đẩy lên. Và khi hai lực này cân bằng, bạn trôi tự do ở vùng giữa của sao Mộc, không thể tiến vào cũng không thể thoát ra.


Bạn như một chiếc yo-yo, bị kéo xuống rồi lại bị đẩy lên.

Điều này có nghĩa rằng, kể cả khi công nghệ của chúng ta đủ để chế tạo ra một chiếc phi thuyền chịu đựng được mọi lực tác động trên đời - từ áp suất khổng lồ đến nhiệt độ cực hạn - thì việc tiến vào sao Mộc vẫn là một hành vi tự sát. Đơn giản là vì bạn chỉ có thể đi vào, chứ không tài nào thoát ra được cả.

Cập nhật: 02/03/2018 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video