Điều gì sẽ xảy ra nếu con người có thể ghi và giải mã giấc mơ?

Nếu bạn có thể nhìn vào giấc mơ của người khác, bạn sẽ thấy gì? Liệu có phải sẽ là những cảnh tượng và môi trường rõ ràng hay chỉ là những màu sắc và âm thanh hỗn độn?

Ý tưởng nghe có vẻ bất khả thi nhưng các nhà khoa học khiến mọi người kinh ngạc khi biến điều đó thành hiện thực. Họ đang tiến tới việc ghi lại giấc mơ và khi đó mọi người có thể biết được giấc mơ của nhau. Vậy, làm thế nào họ nắm bắt được suy nghĩ vô thức?

Năm 2017, nhà nghiên cứu Daniel Oldis khám phá ra phương thức để chuyển đổi giấc mơ thành thông tin kỹ thuật số. Trong khi nhóm của anh ấy rất hào hứng về việc tìm hiểu bản chất của những giấc mơ nhưng những người khác lo lắng về ý nghĩa của những giấc mơ khi chuyển đổi số.


Giấc mơ chính là nỗ lực của bộ não con người để hiểu hoạt động thần kinh diễn ra như thế nào trong giấc ngủ.

Con người thường mất khoảng hai giờ mỗi đêm để mơ, trải dài giữa năm hoặc sáu giấc mơ; nhưng chúng ta quên mất 95% những giấc mơ đó trong vài giây sau khi thức dậy.

Kết quả là, mỗi buổi sáng, chúng ta lại cố gắng ghép những câu chuyện kỳ quái lại với nhau, cố gắng hiểu ý nghĩa của chúng. Trong những năm qua, nhiều nghiên cứu đã cố gắng tìm ra những bí ẩn về lý do tại sao con người thường mơ.

Theo tờ Insh, các nhà tâm thần học Đại học Harvard J. Allan Hobson và Robert McCarley bày tỏ quan điểm giấc mơ chính là nỗ lực của bộ não con người để hiểu hoạt động thần kinh diễn ra như thế nào trong giấc ngủ.

Theo Daniel Oldis, cách tốt nhất để ghi lại và quan sát giấc mơ là gắn các điện cực vào tay, chân, cằm của con người khi ngủ. Khi con người chìm vào giấc ngủ sâu nhất, bộ não sẽ phát ra các xung thần kinh.

Chúng phản ánh các chuyển động cơ thể trong giấc mơ. Sau đó, các điện cực đo lại, thu thập thông tin và liên kết nó với hình ảnh bắt chước các chuyển động của đối tượng buồn ngủ.

Nhóm nghiên cứu cũng sử dụng sáu điện cực trên miệng và cổ họng của một đối tượng để có thể giải mã lời nói. Oldis đã cố gắng ghi lại lời nói, chuyển động cơ thể và hình ảnh trong giấc mơ bằng cách chạm vào hệ thống thị giác của não.

Ông tin rằng trong 10 đến 20 năm nữa, mọi người có thể sử dụng công nghệ này để truyền tải nội dung những giấc mơ của họ tới máy tính hoặc điện thoại thông minh rồi phát lại vào buổi sáng.

Tuy nhiên, vấn đề khiến nhiều người lo ngại là nếu ai đó tìm cách hack các thông số kỹ thuật đó thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Họ có thể sẽ nắm giữ một số thông tin bí mật bạn không muốn tiết lộ. Từ đó, họ sẽ lợi dụng, đe dọa bạn hoặc có thể tống tiền bạn.

Vì vậy, có lẽ nơi lưu giữ giấc mơ tốt nhất của mỗi người vẫn là  đầu. Có lẽ chúng ta nên tìm ra cách kiểm soát giấc mơ  thay vì ghi lại và giải mã chúng.

Cập nhật: 14/09/2019 Theo infonet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video