Một tổ chức khủng bố nào đó quyết định phá hoại mạng internet toàn cầu bằng cách phá hỏng các tuyến cáp quang biển - điều đó không có gì là khủng khiếp bởi toàn cầu có gần 500 tuyến cáp quang và lưu lượng internet có thể chuyển qua các tuyến cáp quang khác.
Các tuyến cáp quang này, chạy dọc theo đại dương, là “đường ống” chứa hầu như tất cả các giao tiếp kỹ thuật số xuyên đại dương, cho phép bạn gửi một tin nhắn Facebook cho một người bạn ở Dubai, hoặc nhận một email từ người anh em họ ở Australia.
Theo trang Wired, các sỹ quan Hải quân Mỹ từng cảnh báo nhiều năm qua rằng sẽ rất nguy hiểm nếu một tổ chức khủng bố hoặc một quốc gia bất chính nào đó tấn công các tuyến cáp quang biển. Quan chức quân sự cấp cao nhất của Anh cũng cho biết hồi tháng 12/2017 rằng sẽ các nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng "vô cùng thảm khốc" nếu các tuyến cáp quang biển bị tấn công. Trong khi đó, NATO hiện đang có kế hoạch giám sát hoạt động của các tuyến cáp ở Bắc Đại Tây Dương.
Ý nghĩ Internet toàn cầu bị đứt kết nối vì một số tuyến cáp quang biển bị hư hỏng quả là đáng sợ. Tuy nhiên, nếu một quốc gia nào đó hoặc một tổ chức khủng bố nào đó làm như thế, hậu quả sẽ không đến mức nghiêm trọng như bức tranh mà các tổ chức quân sự đưa ra. Cơ sở hạ tầng Internet của thế giới rất dễ bị tổn thương, nhưng khủng bố không phải là mối đe dọa lớn nhất. Có nhiều vấn đề phức tạp hơn, và chúng ta phải bắt đầu về sự hiểu biết hệ thống cáp thực sự hoạt động như thế nào.
Các tuyến cáp quang biển là “đường ống” chứa hầu như tất cả các giao tiếp kỹ thuật số xuyên đại dương.
Nicole Starosielski, giáo sư tại Đại học New York, nói: "Sự lo lắng về việc ai đó phá hoại một dây cáp hoặc nhiều dây cáp đang bị thổi phồng". Nicole Starosielski đã dành sáu năm nghiên cứu về các loại cáp quang biển. "Nếu ai đó hiểu nguyên lý hoạt động của các hệ thống này và nếu họ tổ chức cuộc tấn công đúng cách, họ có thể phá vỡ toàn bộ hệ thống. Nhưng khả năng xảy ra điều đó rất nhỏ”.
Thứ nhất, cáp quang biển bị hỏng, phá hoại không phải là điều gì bất thường. Ước tính trên toàn thế giới có khoảng 428 tuyến cáp quang biển, và việc cứ vài ngày lại có một trong số những tuyến cáp này bị hỏng là điều bình thường. Gần như lý do cáp quang biển bị hỏng không phải là cố ý. Nguyên nhân có thể là do động đất dưới nước, do sườn núi đá, do mỏ neo và thuyền.
Chúng ta thường không nhận thấy tuyến cáp bị lỗi, bởi vì nếu một chiếc thuyền đánh cá hay một mỏ neo nào đó làm hỏng tuyến cáp quang biển, kết nối của bạn đơn giản sẽ được chuyển sang một tuyến cáp khác. Nhiều khu vực, như Châu Âu, Mỹ, và Đông Á có nhiều tuyến cáp hoạt động. Bạn có thể kiểm tra bản đồ tất cả cáp quang biển ở đây.
Điều đó có nghĩa là nếu một quốc gia bất chính nào đó, hoặc một tổ chức khủng bố cố tình phá hoại các tuyến cáp quang biển, thì khả năng ảnh hưởng đến kết nối internet toàn cầu rất ít. Thực tế, ngay cả khi mỗi một tuyến cáp quang biển ở Đại Tây Dương, thì lưu lượng Internet sẽ được chuyển sang các tuyến cáp khác, qua Thái Bình Dương.
Alan Mauldin, giám đốc nghiên cứu của TeleGeography, một công ty nghiên cứu thị trường chuyên về viễn thông, kể cả cáp dưới biển, nói: "Internet sẽ không hoạt động ở mức chất lượng cao nhất, nhưng sẽ không xảy ra hiện tượng như thể không có một kết nối nào diễn ra”.
Mauldin nói: "Bạn vẫn có thể gửi email cho những người ở Mỹ nếu tất cả cáp ngầm đều bị hỏng. Nhưng mọi người ở châu Âu sẽ không nhìn thấy đoạn video về chú mèo ngốc nghếch mà bạn đăng trên Facebook”.
Nhưng như thế không có nghĩa là cáp quang biển của cả thế giới không có nguy cơ hoặc không cần bảo vệ, đặc biệt ở các khu vực có ít cơ sở hạ tầng internet hơn, như ở Phi Châu và một số khu vực Đông Nam Á. Khi có tuyến cáp quang biển bị hỏng ở đó, hậu quả có thể nghiêm trọng hơn, bao gồm cả sự gián đoạn internet.
“Cáp bị hư hỏng có thể là một vấn đề thực sự nghiêm trọng và có thể làm giảm khả năng kết nối ở nhiều nơi trên thế giới”, Mauldin nói. Ví dụ trong năm 2011, một người phụ nữ lớn tuổi đã cắt ngang tuyến cáp ngầm trong khi tìm kiếm đồng, vô tình khiến kết nối Internet ở Armenia bị ngắt trong 5 tiếng. Ảnh hưởng này rất lớn vì tuyến cáp Georgia cung cấp gần như toàn bộ quyền truy cập vào Internet của Armenia, và đó là một tuyến cáp quan trọng.
Tuyến cáp đơn này có thể được coi là một "điểm tắc nghẽn", hoặc là nơi mà cơ sở hạ tầng internet có thể gặp rủi ro cao nhất. Chẳng hạn, ở một số khu vực, cáp biển phải đi qua các vùng nước hẹp là biên giới một số quốc gia, như ở eo biển Malacca và Biển Đỏ. Ở những điểm này, có nhiều nguy cơ cáp biển bị đe dọa vì những lý do như thả neo. Chúng cũng có khả năng bị phá hỏng do các cuộc tranh chấp địa chính trị.
Một số quốc gia cũng chứa số lượng lớn cáp, vì thế các điểm này chứa nguy cơ lớn. Chẳng hạn, nếu những tuyến cáp biển ở Ai Cập bị vỡ, ít nhất 1/3 internet toàn cầu có thể bị sập, theo nghiên cứu của Starosielski. Fortaleza, một thành phố ở bắc Brazil, là một thủ đô cáp treo dưới biển nối Bắc và Nam Mỹ. Nếu nó bị tổn thương, tất cả dữ liệu từ Brazil đến Mỹ cũng sẽ ngừng lại.
Đôi khi, Internet toàn cầu bị đe doạ không phải vì các loại mỏ neo hay những thứ tương tự, mà bởi các chính sách tồi tệ. Ví dụ, trong năm 2011, như Starosielski cho biết, Indonesia yêu cầu chỉ có tàu với thủy thủ đoàn Indonesia mới được sửa chữa tuyến cáp bị vỡ trong vùng biển của họ. Tuy nhiên, vấn đề là chuyến tàu đó không tồn tại, khiến việc sửa chữa cáp quang biển bị chậm trễ, không chỉ ảnh hưởng đến kết nối internet ở Indonesia mà còn ở các khu vực khác đi qua đó.
Có một nguy cơ mà chúng ta không cần phải lo lắng là cá mập. Mặc dù có nhiều báo cáo trên phương tiện truyền thông, song cá mập và các loài cá khác, không gây nguy hiểm cho cáp quang biển. Theo Mauldin, "có 0% lỗi cáp do vết cắn cá hoặc cá mập cắn”.