Theo Giáo sư tiến sĩ khoa học Hà Huy Khôi, Phó chủ tịch Hội Dinh dưỡng VN, từ năm 2003, chiều cao trung bình ở người VN đã tăng 3,7 cm (ở nam giới) và 4 cm (ở nữ giới). Chính yếu tố môi trường (vệ sinh, dinh dưỡng) đã đưa đến sự cải thiện này, chứ không phải yếu tố di truyền.
Chế độ dinh dưỡng cho thai phụ rất quan trọng với sự phát triển của đứa con. (Ảnh: NLD) |
Trong khoảng thời gian trên, chiều cao của nam chỉ có 160 cm và nữ là 150 cm.
Đến năm 2003, theo số liệu của Bộ Y Tế, chiều cao trung bình của người Việt đã được cải thiện. Chiều cao trung bình ở nam giới trưởng thành là 163,7cm và nữ là 154cm (tăng 3,7cm ở nam và 4 cm ở nữ).
Tại hội nghị khoa học “Cải thiện dinh dưỡng và gia tăng tăng trưởng ở người VN” vừa diễn ra tại TP.HCM do Hội Dinh dưỡng VN và Công ty Dutch Lady VN, GS. Khôi cho rằng, việc gia tăng sự tăng trưởng ở người VN nói trên là bằng chứng cụ thể về tiềm năng nòi giống Việt Nam.
Điều đó cho thấy, sự tác động tích cực của thành tựu kinh tế xã hội trong hai thập kỷ qua. Đó cũng là căn cứ để hy vọng tầm vóc của người VN, cả thể chất và trí tuệ ngày một phát triển tốt hơn.
Cũng theo giáo sư Khôi, giải pháp chính để gia tăng sự tăng trưởng của người Việt là áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là trong thời kỳ có thai và 2 năm đầu.
Từ năm 1990, khẩu phần của người Việt đã được cải thiện: có xu hướng giảm mức tiêu thụ gạo và khoai củ trong khi mức tiêu thụ thịt, chất béo và quá chín có xu hướng tăng.
Tuy nhiên, hiện kiến thức của người dân về dinh dưỡng hợp lý vẫn chưa được phổ cập. Chế độ ăn nhiều thịt, nhiều protein làm rối loạn cân bằng toan kiềm và canxi, ảnh hưởng xấu đến quá trình cốt hóa xương.
Đối với trẻ em, sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp protein và canxi cân đối. Ngoài ra, giải pháp không kém phần quan trọng là các biện pháp tập luyện thể dục thể thao để nâng cao thể chất.
Nguyên Sa