Điều kỳ lạ xảy ra khi bạn cho nho vào lò vi sóng

Nguy hiểm cũng có đến từ những trái nho trong lò vi sóng. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể giúp các nhà khoa học phát triển công nghệ kính hiển vi nano trong tương lai.

Lò vi sóng rất tiện lợi trong việc hâm nóng thức ăn và nhiều công dụng khác. Nhưng, không phải thức ăn hay vật dụng nào người tiêu dùng cũng có thể đưa vào lò.

Vật dụng bằng kim loại là thứ mà người dùng luôn phải loại bỏ đầu tiên. Ngoài ra, nho cũng nằm trong danh sách những thứ không nên cho vào lò vi sóng. Trong những năm gần đây, có rất nhiều sự tranh luận về mối nguy hiểm trong việc bỏ trái cây vào lò vi sóng.


Tia lửa điện vẫn xuất hiện khi trái nho đã được lột vỏ. (Ảnh: @Science Magazine).

Tuy nhiên, các nhà vật lí học đã có câu trả lời thỏa đáng cho việc bí ẩn đó. Hơn thế nữa, hiện tượng này có thể được áp dụng vào công nghệ ở tương lai.

Bỏ một trái nho vào lò vi sóng có thể sẽ không ảnh hưởng nhiều đến độ bền của thiết bị. Tuy nhiên, hiện tượng phóng tia lửa điện sẽ xảy ra nếu người dùng bỏ nhiều nho hơn. Những tia này sẽ gây hại đến chiếc lò vi sóng.

Theo SlashGear, lời giải thích phổ biến nhất cho hiện tượng này là do quả nho có lớp vỏ mỏng. Đồng thời, đường kính của nho gần bằng với bước sóng trong lò nên chúng dễ dàng giữ năng lượng và tích điện cho các chất điện giải trong thịt nho.

Lúc này, năng lượng truyền nhanh qua lớp vỏ vào bên trong quả nho. Quá trình đó khiến không khí xung quanh tăng dung tích đột ngột dẫn đến việc xuất hiện các tia plasma.Tuy nhiên, giả thuyết trên này vẫn hoàn toàn chưa đúng. Các nhà vật lý học nhận ra rằng hiện tượng này vẫn xảy ra khi nho không có vỏ.

Trên thực tế, nếu nho không có vỏ và được đặt cách nhau chỉ 3mm, hiện tượng xuất hiện tia lửa điện vẫn xảy ra.

Theo lời giải thích khoa học hơn từ các nhà nghiên cứu, các bước sóng của chúng được tích trữ bên trong quả nho (theo kích thước của quả nho) bị dội qua lại trong không gian của chúng và tạo ra điện trường ngày mạnh. Điều này dẫn đến việc xuất hiện hàng loạt các tia plasma ngắn.

Cập nhật: 22/02/2019 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video