Đón xem mưa sao băng Leonids vào rạng sáng ngày 18/11

Trận mưa sao băng với nhiều sao băng tương đối sáng có tên là Leonids (Sư tử) sẽ đạt cực đại vào đêm 17, rạng 18/11 tới.

Tuy là trận mưa sao băng mật độ trung bình với khoảng 15-20 vệt sao băng mỗi giờ vào lúc cực điểm, song tại Việt Nam, trận mưa sao băng này diễn ra vào 1/10 Âm lịch nên sẽ không bị tác động tiêu cực từ ánh Trăng cho người quan sát. Thêm vào đó, thời điểm diễn ra vào đêm thứ Sáu, rạng sáng thứ Bảy nên khá thuận tiện trong việc sắp xếp thời gian, công việc của các “tín đồ” ưa ngắm bầu trời.


Một vệt sáng mưa sao băng.

Kinh nghiệm cho thấy, thời điểm quan sát tốt nhất trận mưa sao băng này ở Việt Nam là khoảng thời gian từ 2 giờ ngày 18/11 khi chòm sao Sư tử đã lên khá cao ở chân trời phía Đông.

Người quan sát cần chọn những nơi an toàn, tránh ánh sáng đèn cao áp, mặc áo đủ ấm và đặc biệt cần chú ý vấn đề thời tiết... Thông thường, có thể căn cứ vào việc nếu đếm được vài chục ngôi sao trên bầu trời thì sẽ có cơ hội xem được mưa sao băng.

Trước đó, vào ngày 13/11 tới, Sao Kim và Sao Mộc cũng giao hội trên bầu trời. Hai hành tinh sáng này sẽ ở vị trí gần như chạm vào nhau khi quan sát từ Trái Đất. Lúc rạng sáng (khi trời còn tối), người yêu thiên văn hướng mắt về bầu trời phía Đông để quan sát.

Việc quan sát sẽ tốt hơn khi có sự hỗ trợ bởi kính thiên văn. Tuy nhiên, khi nhìn bằng mắt thường, người quan sát vẫn có thể thấy được độ sáng đặc biệt khi hai thiên thể này ở liền nhau.

Cập nhật: 11/11/2017 Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video