Đông Phi: Sa mạc có nguy cơ biến thành biển cả

Đông Phi đang có nguy cơ bị tách ra khỏi châu Phi, với việc sa mạc có thể biến thành đại dương do động đất và núi lửa tạo ra những rãnh nứt lớn khiến nước biển tràn vào.

Với nhiều những vết nứt sâu hoắm kéo dài hàng chục cây số, tạo điều kiện cho nước biển tiến vào sa mạc tạo thành một đại dương mới. Lục địa châu Phi đang có nguy cơ bị tách thành hai phần riêng biệt, với những vết nứt trải dài hàng nghìn cây số: từ Ethiopia đến tận Mozambique. Chuỗi các núi lửa ở Đông Phi chính là “những tên lính tiên phong” trong việc chia cắt châu lục này. Động đất đã tạo ra những thung lũng sâu thẳm ở giữa sa mạc và kết cấu địa tầng ở Đông Phi đang bị vỡ tan như tấm kính.

Cách đây nhiều triệu năm, một vết nứt tương tự đã tạo ra Hồng Hải và Vịnh Aden. Người ta cũng không thể loại trừ sau đây vài triệu năm nữa, sẽ xuất hiện một Hồng Hải thứ hai trên lãnh thổ châu Phi.


Rãnh nứt sâu hoắm trải dài tới 60 cây số

Đại dương hiện đang tiến vào vùng trũng Danakil. Chỉ có một quả đồi cao 25m ngăn chặn nước biển ở Hồng Hải tràn vào phần lãnh thổ thấp hơn mực nước biển hàng chục mét. Những lớp muối còn đọng lại trên bề mặt của vùng trũng này cho thấy nước biển đã có lần tràn ngập khu vực này.

Khi nào thì nước biển tràn vào sa mạc? Nhà khoa học Tim Wright của ĐHTH Leeds (Vương quốc Anh) nói: “Với địa tầng bất ổn như hiện nay, quả đồi nói trên có thể bị lún xuống và biến mất trong vòng vài ngày”. Đến khi đó, chẳng còn gì có thể ngăn nổi nước biển tràn vào vùng trũng Danakil. Ông Wright cho biết trong vòng 5 năm qua, quá trình hình thành đại dương đã tăng tốc một cách “không thể tưởng tượng nổi”, tạo ra những rãnh nứt sâu hoắm: rộng hàng mét và dài hàng chục cây số.

Theo giới nghiên cứu, hoạt động của núi lửa ở Đông Phi đang ngày càng trở nên dữ dội hơn và khối dung nham ở 22 điểm tại tam giác Afar đang tiến gần lên mặt đất, nhưng chưa đến mức phun trào dữ dội như núi lửa Erta Ale.

Cấu thành của nham thạch vừa được phun trào trung tuần tháng 11/2010 ở Erta Ale cũng khiến cho giới khoa học sửng sốt. Chúng giống hệt như nham thạch phun ra từ những ngọn núi lửa nằm ở dưới đáy biển sâu. Cái khác duy nhất là chúng không được làm nguội bằng nước biển.

Quá trình “chia cắt châu Phi” bắt đầu lộ rõ từ năm 2005, khi ở vùng trũng Afar xuất hiện vết nứt dài tới 60km. Kể từ thời điểm đó, đã có 3,5 km3 nham thạch trồi lên – một khối lượng khổng lồ đủ để phủ kín thành phố London với độ dày ngập đầu người.

Những đo đạc bằng vệ tinh cho thấy, một đoạn dài tới 200km có mặt đất bị dung nham làm nhão ra như thể nhựa đường bị tan chảy dưới nắng nóng trưa hè.

Các số liệu vệ tinh cho thấy, nhiều khu vực ở Đông Phi đang chịu ảnh hưởng của hiện tượng dung nham đang trồi lên mặt đất. Ở miền Đông Ai Cập, các dòng chảy dung nham đang làm nóng nhiệt độ mặt đất. Ở sa mạc Karonga thuộc Malawi, người ta đã phát hiện ra một dải dung nham dài tới 17km đang trồi lên, đẩy mặt đất ở đây cao thêm nửa mét.

Không những thế, núi lửa còn phun trào ở những nơi mà giới khoa học không hề ngờ tới. Đó là sự phun trào của một ngọn núi lửa ngầm ở Saudi Arabia, cách vết nứt ở châu Phi tới 200km. Điều này cho thấy một khối lượng lớn dung nham đang ngày càng tích tụ ở khu vực trên diện rộng và báo hiệu trong 10 năm tới, động đất và núi lửa sẽ hoạt động thường xuyên hơn ở Đông Phi.

Một số hình ảnh sau đây báo hiệu quá trình “biến sa mạc thành đại dương ở Đông Phi:


Núi lửa Erta Ale ở Ethiopia phun trào dữ dội


Mặt đất bị dung nham làm nhão ra như nhựa đường giữa trưa hè nóng bỏng


Nham thạch biến sa mạc thành hồ không có nước


Động đất và núi lửa tạo ra những rãnh nứt dài hàng chục cây số


Đo đạc qua vệ tinh cho thấy quá trình chia tách Đông Phi


Quá trình hình thành "Hồng Hải" ở Đông Phi

Theo Tầm nhìn
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video